Multimedia Đọc Báo in

Giám sát việc thực hiện chính sách về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại UBND huyện Krông Pắc

18:51, 21/02/2024

Chiều 21/2, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Thị Thanh Xuân làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” tại UBND huyện Krông Pắc.

Thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023, UBND huyện Krông Pắc đã có nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành cũng như hướng dẫn việc thực hiện sắp xếp lại bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện. 

Đại biểu tham dự buổi làm việc.
Đại biểu tham dự buổi làm việc.

Hiện nay, tổng số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện có 96 đơn vị. Tổng số người làm việc được tỉnh giao tính đến ngày 31/12/2022 là 2.983 người. 

Trong giai đoạn 2018 - 2021, huyện sáp nhập được 13 trường học, trong đó có 1 trường mầm non và 12 trường THCS; sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp và Trung tâm Dạy nghề thành Cơ sở Giáo dục dạy nghề; sáp nhập Đài Truyền thanh - Truyền hình, Nhà văn hóa và Trung tâm Thể dục thể thao thành Trung tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao… 

Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc  Ngô Thị Minh Trinh thông tin một số nội dung liên quan.
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh báo cáo tình hình thực hiện việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện.

Trong công tác cán bộ, công chức, viên chức UBND huyện luôn thực hiện đúng theo thẩm quyền được phân cấp, không có trường hợp vi phạm quy định phân cấp quản lý, cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại: Việc sáp nhập các cơ sở giáo dục công lập còn bị động, mặc dù đã sáp nhập được nhiều đơn vị nhưng một số trường chưa đảm bảo kế hoạch đề ra. Đối với các trường hợp sáp nhập 2 trường ở 2 xã khác nhau thành 1 trường phát sinh khó khăn trong việc quản lý giáo dục của từng địa phương…

Thành viên Đoàn giám sát đề nghị làm rõ thêm một số nội dung liên quan.
Thành viên Đoàn giám sát đề nghị làm rõ thêm một số nội dung liên quan.

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đề nghị UBND huyện Krông Pắc làm rõ một số nội dung: những khó khăn trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sau khi đã sáp nhập; việc thực hiện cơ chế tự chủ; công tác xã hội hóa giáo dục; tiến độ triển khai sáp nhập các trung tâm văn hóa, trung tâm thể thao, nhà văn hóa trên địa bàn cấp huyện; việc thực hiện sắp xếp về số lượng lãnh đạo cấp phó dôi dư; việc quản lý tài sản công sau sáp nhập...

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát Lê Thị Thanh Xuân phát biểu kết luận buổi làm việc.
Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát Lê Thị Thanh Xuân phát biểu kết luận buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát Lê Thị Thanh Xuân đề nghị UBND huyện Krông Pắc sớm hoàn thiện, bổ sung một số nội dung được đại biểu nêu; tập trung sắp xếp các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tinh giản biên chế và cải cách hành chính; trong đó sớm ổn định bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên tại các đơn vị, không nên chỉ áp dụng theo hướng cơ học.

Đồng thời, huyện cần rà soát, nắm bắt tình hình, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc, bất cập, bàn phương án giải quyết kịp thời nhằm nâng cao chất lượng quản lý, hoạt động, nhất là các đơn vị trường học sau sáp nhập. Đối với những nội dung được các đơn vị đề xuất sẽ được đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận, tổng hợp kiến nghị với cấp có thẩm quyền.

Lan Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.