Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: 100% thủ tục hành chính được trả kết quả trước hạn và đúng hạn

20:53, 12/01/2024

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) huyện Krông Bông cho biết, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, năm 2023 công tác CCHC trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực.

Theo đó, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác CCHC quyết liệt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đều quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện liên quan đến CCHC từ huyện đến cơ sở được ban hành đầy đủ. Các chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn được xây dựng kịp thời, có chất lượng, bao quát các nhiệm vụ về CCHC.

 Cán bộ tại bộ phận một cửa UBND xã Hòa Sơn niềm nở tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Cán bộ tại Bộ phận một cửa UBND xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông) niềm nở tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Theo kết quả thực hiện việc đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), năm 2023, UBND huyện, các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND các xã, thị trấn đã giải quyết, trả kết quả được 42.788 hồ sơ TTHC, trong đó có 42.788 hồ sơ trước hạn và đúng hạn, đạt 100%.

Các cơ quan, đơn vị, nhất là cấp xã ngày càng quan tâm và thực hiện nghiêm túc việc tổng hợp, cập nhật kết quả giải quyết hồ sơ TTHC lên hệ thống iGate của tỉnh. Trong năm 2023, tỷ lệ cập nhật của huyện là: 42.748/42.748 hồ sơ, đạt 100%, trong đó: hồ sơ tiếp nhận trực tiếp: 33.134/42.748 hồ sơ (77,51 %), hồ sơ tiếp nhận trực tuyến (gồm toàn trình và một phần): 9.614/42.748 hồ sơ (22,48%).

Để công tác CCHC của huyện đạt được nhiều kết quả hơn nữa trong thời gian tới, UBND huyện đã đề nghị các đơn vị rà soát lại các TTHC, tham mưu ngành chức năng thực hiện loại bỏ những thủ tục không cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, phải nâng cao vai trò của người đứng đầu, tăng cường công tác phối hợp, đồng bộ về hệ thống. Mỗi đơn vị phải có sự chủ động, linh hoạt và giao trách nhiệm, thời gian cụ thể cho các đơn vị, địa phương.

Đồng thời, thực hiện rà soát, đánh giá lại theo các tiêu chí, kế hoạch của tỉnh để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt cần khuyến khích, biểu dương những đơn vị có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong CCHC.

Khả Lê

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.