Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

14:58, 26/10/2023

Trong 2 ngày (26 và 27/10), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) về quyền con người. Hơn 160 đại biểu đại diện cho 19 tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam bộ tham dự.

Tại hội nghị, các đại biểu được hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg, ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1079); thông tin về tình hình lợi dụng vấn đề tôn giáo và tác động của truyền thông đối ngoại; công tác nhân quyền và một số định hướng công tác tuyên truyền về quyền con người trong thời gian tới; hướng dẫn thúc đẩy quảng bá hình ảnh địa phương ra nước ngoài; cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và TTĐN định kỳ…

Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn khẳng định: Việc bảo đảm và phát huy quyền con người ở Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thực hiện từ khi lập quốc, nhất là từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới đến nay. Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, dành nguồn lực hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, qua đó, từng bước xác lập vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào việc bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền ở bình diện toàn cầu.

Nhận thức tầm quan trọng của thông tin, tuyên truyền trong công tác nhân quyền, sau 8 năm triển khai Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20/7/2010 về công tác nhân quyền trong tình hình mới, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 46-TB/TW, ngày 6/2/2018, tiếp tục xác định cần “đổi mới tư duy, chủ động đẩy mạnh, mở rộng phạm vi, đa dạng hóa hình thức, nội dung thông tin, tuyên truyền để tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là thông tin, tuyên truyền đối ngoại về thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam; chủ động, kịp thời đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch về tình hình nhân quyền ở nước ta”. Đề án 1079 tiếp tục khẳng định quan điểm trong công tác thông tin, truyền thông về quyền con người là “lấy xây để chống, trong đó xây là chính”. Trong đó tập trung tăng cường hơn nữa chất lượng và nội dung công tác thông tin, tuyên truyền về quyền con người trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.

 Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Kon Tum Trần Văn Thu tham gia thảo luận tại hội nghị

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, thực hiện hiệu quả Đề án 1079, các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm và những cách làm hay, sáng tạo trong công tác truyền thông, thông tin đối ngoại về quyền con người của từng địa phương; trao đổi, thảo luận về việc xây dựng các cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, các cơ quan chuyên trách với báo chí, truyền thông; những khó khăn trong triển khai công tác TTĐN về quyền con người...

                                                                Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.