Multimedia Đọc Báo in

Silla - nền văn minh cổ đại rực rỡ của bán đảo Triều Tiên

08:33, 24/05/2022

Silla hay Tân La là vương quốc thống trị hầu hết bán đảo Triều Tiên từ năm 57 trước Công nguyên (TCN) tới năm 935, nhưng đến nay người ta biết rất ít thông tin về nền văn minh cổ đại này.

Viện Khảo cổ học Mỹ (AIA) mới đây dẫn nguồn tin của nhật báo Korea JoongAng Daily cho hay, năm 2013 các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bộ hài cốt còn nguyên vẹn của một phụ nữ trẻ, với một hộp sọ dài tại Wolseong, gần cố đô của Silla, nay là Gyeongju, thành phố duyên hải đông nam Hàn Quốc.

Phân tích khung xương cho thấy, đây là một người ăn chay, với chế độ ăn nhiều gạo. Đến năm 2017, người ta tiếp tục phát hiện hài cốt một người đàn ông và một phụ nữ khác ở độ tuổi 50 nằm cách ngôi mộ của người phụ nữ nói trên chừng vài bước chân.

Cả ba đều không có dấu hiệu bị thương, được đặt lớp dưới cùng của bức tường phía tây pháo đài.  Điều này cho thấy, ba người này có thể đã chết trong quá trình xây dựng tòa nhà này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc xây dựng khu phức hợp cung điện bắt đầu vào thế kỷ thứ tư sau công nguyên (SCN) và mất khoảng 50 năm mới hoàn thành.

Di tích của nền văn minh Silla

Truyền thuyết kể rằng, vương quốc Silla được vua Bak Hyeokgeose lập nên và theo năm tháng, Silla phát triển thành một xã hội tập trung phân cấp, với một tầng lớp quý tộc giàu có. Tuy dấu vết còn lại rất ít, nhưng giới khảo cổ đã khai quật được rất nhiều hàng hóa sang trọng được làm ra từ nền văn hóa này. Từ những con dao bằng vàng và ngọc hồng lựu cho tới tượng Phật bằng gang và đồ trang sức, cùng nhiều thứ hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Gyeongju, Hàn Quốc. Silla sau đó chiếm hầu hết bán đảo Triều Tiên, trong khi phần bắc xuất hiện với tên gọi Balhae, một quốc gia kế vị của Goguryeo. Sau gần 1.000 năm cai trị, Silla bị chia cắt thành tam quốc và cuối cùng quyền lực thuộc về Goryeo vào năm 935.

Là một trong những triều đại tồn tại không gián đoạn dài nhất trong lịch sử châu Á,  Silla đã để lại cho Hàn Quốc nhiều di sản vô giá.  Về kiến trúc, đặc trưng nổi bật của nền văn minh Silla là ngôi làng cổ Otgol 400 năm tuổi, nơi sinh sống của dòng họ Choi danh giá ở Daegu. Làng Otgol được gìn giữ vẹn nguyên với khoảng 20 ngôi nhà hanok truyền thống, bao quanh bởi những ngọn núi và không gian xanh mướt cỏ cây. Trong làng Otgol có 3 ngôi nhà hanok với những dịch vụ lưu trú. Sàn nhà tại làng Otgol có hệ thống sưởi ấm gọi là ondol. Kể cả khi ngủ dưới sàn theo kiểu truyền thống Hàn Quốc, du khách vẫn cảm thấy ấm áp và thoải mái.

Đặc trưng nổi bật của nền văn minh Silla là số lượng đáng kể các ngôi mộ Silla được tìm thấy ở Gyeongju, thủ đô của Silla. Lăng mộ Silla bao gồm một buồng đá được bao quanh bởi một gò đất. Khu vực lịch sử xung quanh Gyeongju đã được bổ sung thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO năm 2000. Phần lớn nó cũng được bảo vệ như một phần của Vườn Quốc gia Gyeongju. Vì các lăng mộ ở Gyeongju khó bị đột nhập hơn so với các lăng mộ ở Bách Tế, nên một số lượng lớn các đồ vật đã được bảo tồn công phu, cẩn thận. Đáng chú ý trong số này là vương miện và đồ trang sức bằng vàng tinh xảo của Silla.

Chuông đồng khổng lồ của Vua Seongdeok Đại đế Silla được biết là tạo ra âm thanh rất đặc biệt. Cheomseongdae là đài quan sát thiên văn lâu đời nhất còn tồn tại ở Đông Á. Nó được xây dựng dưới thời trị vì của Nữ hoàng Seondeok (632 – 647). Các thương nhân người Muslim đã mang  tên Silla ra thế giới bên ngoài khu vực Đông Á truyền thống thông qua Con đường Tơ lụa.

Ngày nay Gyeongju được ví như “vùng đất văn hóa và lịch sử” của người Hàn Quốc. Với nhiều di sản cổ xưa, cố đô Gyeongju sẽ đưa chúng ta “ngược dòng thời gian” về với triều đại Silla, nền văn minh phát triển vượt bậc về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và Phật giáo ở Hàn Quốc. Về Phật giáo có chùa Bulguksa và động Seokguram được xem là tinh hoa của  Silla còn lưu giữ lại được đến ngày nay. Chùa Bulguksa là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, nổi tiếng với các di tích văn hóa quan trọng như tháp Seokgatap và Dabotap. Động Seokguram có bức tượng Phật được đặt trong động hình vòm, minh chứng cho sự phát triển của Phật giáo, và trình độ xây dựng kiến trúc, kỹ thuật điêu khắc điêu luyện ở triều đại Silla. Cả hai di tích này đều được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Đài quan sát thiên văn Cheomseongdae được xem là một trong những biểu tượng của Gyeongju - bảo vật quốc gia của Hàn Quốc. Cheomseongdae cao khoảng 9 m, được xây dựng bằng phương pháp xếp đá với cấu trúc tròn ở đỉnh tượng trưng cho bầu trời và vuông ở chân đài tượng trưng cho mặt đất. Đây cũng được cho là đài quan sát thiên văn cổ xưa nhất của nhân loại. 365 tảng đá tạo nên Cheomseongdae tượng trưng cho 365 ngày trong năm, các tảng đá cũng được xếp thành 27 lớp tượng trưng cho người cai trị thứ 27 của triều đại Silla, là Nữ hoàng Seondeok.

Trong hành trình khám phá ngược dòng lịch sử Gyeongju, du khách không thể bỏ qua cung điện Donggung và ao Wolji. Đây cung biệt lập của Thái tử Vương quốc Silla, vốn được sử dụng là nơi tổ chức tiệc tùng hay những sự kiện quan trọng của hoàng gia. Ao sen Wolji thu trọn vẻ diễm lệ của cung điện trong làn nước lung linh dưới ánh đèn vàng, tạo nên một “bữa tiệc thị giác” với lễ hội Woryeong dạ hành huyền ảo, được tổ chức trong 4 ngày vào giữa tháng 7 và tháng 8 hằng năm.

Nam Nguyễn

(Theo BC/KSO/EWO/DBC- 2/2022)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.