Multimedia Đọc Báo in

Bế mạc Trại bồi dưỡng sáng tác “Hương rừng” năm 2022

16:33, 27/07/2022

Ngày 27/7, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường THCS và THPT Đông Du tổ chức chương trình bế mạc Trại bồi dưỡng sáng tác “Hương rừng” năm 2022. 

Tham dự có nhà văn Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các cân tộc thiểu số Việt Nam; nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; đại diện lãnh đạo các đơn vị hữu quan và 25 trại viên…

Các trại sinh trình bày tác phẩm tại buổi bế mạc.

Trong 7 ngày các em đã được các giảng viên là các nhà văn, nhà thơ đến từ Trung ương và Đắk Lắk, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích. Các em được trải nghiệm thực tế, tìm hiểu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; được nghe kể sử thi, cổ tích, những câu chuyện về nhạc cụ dân tộc; tìm hiểu về văn hóa ẩm thực, dệt thổ cẩm truyền thống; thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Khiêm nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7… 

Kết thúc trại, Ban tổ chức đã nhận được gần 50 tác phẩm, trong đó có 20 bài thơ, gần 30 bài văn xuôi gồm truyện ngắn, tản văn, ký… từ các học viên. 

Ban tổ chức trao chứng nhận hoàn thành Trại bồi dưỡng sáng tác “Hương rừng” năm 2022 cho các trại viên.

Đánh giá về chuyên môn, nhà văn Cao Duy Sơn cho rằng, mặc dù các tác phẩm chủ yếu ở dạng bản năng, rất ngây thơ, rất trẻ em nhưng điều đó đã thể hiện niềm yêu thích văn học của các em thiếu nhi; có một số tác giả đã hình thành cách viết của mình, đó là một điều rất đáng mừng.

Để các em theo đuổi sáng tác văn chương, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cần có kế hoạch đầu tư chiều sâu hơn đối với những trại viên thể hiện được năng khiếu.

Nhân dịp này, công ty Q.Talen dành 10 suất quà tặng cho các trại viên là dân tộc thiểu số; Ban tổ chức trao chứng nhận hoàn thành Trại bồi dưỡng sáng tác “Hương rừng” năm 2022 cho các trại viên; đồng thời, khen thưởng 10 trại viên có thành tích suất sắc tại Trại bồi dưỡng .

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


Xem thêm

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.