Multimedia Đọc Báo in

Lễ hội văn hoá dân gian và ẩm thực truyền thống dân tộc Êđê xã Ea Tul

15:41, 11/03/2023

Trong 2 ngày 10 – 11/3, Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Cư M’gar phối hợp với UBND xã Ea Tul tổ chức Lễ hội văn hoá dân gian và ẩm thực truyền thống dân tộc Êđê (Lễ hội) lần thứ III, năm 2023.

Lễ hội thu hút gần 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của 11 đơn vị đến từ các thôn, buôn trên địa bàn xã tham gia với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và ẩm thực phong phú như: thưởng thức cà phê và các món ăn truyền thống của người Êđê; văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống, nghề dệt thổ cẩm; thi tạc tượng gỗ, đan lát, giã gạo; tham quan bến nước…

Người dân xã Ea Tul tham gia Lễ hội 

Lễ hội là hoạt động thường niên, tổ chức 2 năm/lần, nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị di sản quý báu của dân tộc Êđê trên địa bàn xã; đồng thời đây cũng là dịp để các nghệ nhân của các buôn trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong nghệ thuật và cuộc sống. Qua Lễ hội giúp cho người dân và du khách có thêm nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị tinh thần, văn hoá của người Êđê xã Ea Tul nói riêng và huyện Cư M’gar nói chung, từ đó cùng chung tay giữ gìn và phát huy.

Chủ tịch UBND huyện Cư M'gar Vũ Hồng Nhật trao chứng nhận di sản “Ngữ văn dân gian Lời nói vần của người Êđê huyện Cư M’gar” cho các thị trấn, xã trên địa bàn huyện.

Nhân dịp này, Phòng văn hoá – Thông tin huyện Cư M’gar phối hợp với UBND xã Ea Tul tổ chức công bố và trao chứng nhận di sản “Ngữ văn dân gian Lời nói vần của người Êđê huyện Cư M’gar” được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (theo Quyết định số 1840/QĐ-BVHTTDL, ngày 4/8/2022 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) cho các thị trấn, xã trên địa bàn huyện.

Một số hình ảnh tại ngày hội:

Du khách tham dự, chụp ảnh tại Lễ hội.
Các gian hàng của các đơn vị tham gia Lễ hội.

Du khách lựa chọn sản phẩm từ dệt thổ cẩm.

 

Phụ nữ Êđê trình diễn dệt thổ cẩm.

 

Trò chơi lảy bắp nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân.

 

Các nghệ nhân thi đan lát.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.