Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 27 tác phẩm trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực V năm 2024

17:06, 20/08/2024

Từ ngày 19 – 23/8, Triển lãm Mỹ thuật khu vực V (Nam miền Trung và Tây Nguyên) lần thứ 29, năm 2024 được trưng bày tại Quảng trường 2 tháng 4 (TP. Nha Trang, Khánh Hòa).

Triển lãm Mỹ thuật khu vực V giới thiệu đến công chúng 184 tác phẩm của 176 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên, cộng tác viên của Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.

Đắk Lắk có 27 tác phẩm của 27 tác giả tham gia triển lãm. Các tác phẩm phong phú chủ đề về biển đảo, quê hương, đất nước, cảnh đẹp; với nhiều chất liệu sơn mài, lụa, khắc gỗ, sơn dầu, tổng hợp.

Du khách tham quan triển lãm.

Triển lãm Mỹ thuật khu vực V là hoạt động thường niên của Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng các nghệ sĩ tạo hình ở 9 tỉnh, thành phố thực hiện. Thông qua triển lãm, công chúng được tiếp cận với những tác phẩm hội họa, điêu khắc từ nhiều chất liệu khác nhau, phong cách thể hiện đa dạng, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống, nét văn hóa đặc sắc của khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên.

Qua đó, góp phần xây dựng, phát triển nền mỹ thuật Việt Nam đương đại, cũng như mang đến những nét đẹp, giá trị chân - thiện - mỹ trong cuộc sống.

Tác phẩm "Nhịp cầu nối những bờ vui" của tác giả Phạm Văn Hải đoạt giải Khuyến khích.

Năm nay, Ban tổ chức trao 1 giải A, 1 giải B, 2 giải C và 5 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc. Trong đó Đắk Lắk có 2 giải; đó là tác phẩm “Nhịp cầu nối những bờ vui” của tác giả Phạm Văn Hải, “Lang thang qua miền cỏ hoa” của tác giả Lê Vấn đoạt giải Khuyến khích. Bên cạnh đó tác phẩm “Người đàn ông khắc khổ” của tác giả Y Thiơ Niê cũng đoạt Giải thưởng trẻ của Ban tổ chức.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.