Multimedia Đọc Báo in

Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3, năm 2024: Huyện Lắk đoạt giải Nhất toàn đoàn

20:19, 01/09/2024

Chiều 1/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3, năm 2024 tại Khu du lịch Sinh thái Cộng đồng Ko Tam.

Tham dự lễ bế mạc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; lãnh đạo các sở, ngành hữu quan; nghệ nhân, diễn viên các đoàn tham dự và đông đảo khán giả.

Trích đoạn Lễ cúng rước hồn lúa về kho của dân tộc M'nông Gar do đoàn huyện Lắk biểu diễn. 

Liên hoan năm nay thu hút gần 600 nghệ nhân đến từ 13 đoàn của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham gia với hơn 60 tiết mục biểu diễn.

Các tiết mục đa dạng, phong phú về thể loại như: diễn tấu bài cồng chiêng truyền thống với bộ chiêng đồng; diễn tấu các nhạc cụ dân tộc kết hợp với cồng chiêng; biểu diễn múa truyền thống kết hợp với diễn tấu chiêng, có phụ họa nghi thức lễ hội dân gian, hát dân ca…

Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân trao giải phụ cho các nghệ nhân tham gia liên hoan.

Cùng với đó là các phần trích đoạn nghi lễ, lễ hội như: Lễ cúng rước hồn lúa về kho của dân tộc M’nông; Cúng tuốt lúa; Lễ cúng trưởng thành… được tái hiện ngay trên sân khấu.

Ban tổ chức đã trao một giải Nhất, hai giải Nhì và ba giải Ba cho các đoàn có thành tích cao; Đoàn nghệ nhân huyện Lắk xuất sắc đoạt giải Nhất toàn đoàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh trao giải cho các đoàn có thành tích xuất sắc tại liên hoan.

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao 5 giải A, 10 giải B, 15 giải C cho các tiết mục xuất sắc nhất; trao giải phụ cho nghệ nhân lớn tuổi nhất, nghệ nhân xuất sắc toàn diện, nghệ nhân nam nhỏ tuổi nhất, nghệ nhân nữ nhỏ tuổi nhất.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.