Multimedia Đọc Báo in

Tỉnh Cao Bằng:

Triển lãm “Ảnh đẹp du lịch Cao Bằng và Công viên địa chất Non nước Cao Bằng” tại phố đi bộ Kim Đồng

16:02, 15/09/2024

Tối 14/9, triển lãm “Ảnh đẹp du lịch Cao Bằng và Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng” được trưng bày tại phố đi bộ Kim Đồng (TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng).

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị quốc tế lần thứ 8 mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng.

Tại triển lãm, du khách được giới thiệu và tham quan không gian di sản văn hóa Việt Nam của 4 CVĐC toàn cầu UNESCO: CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông “xứ sở của những âm điệu”; CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); CVĐC Lạng Sơn “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng”, với 132 bức ảnh của nhiều tác giả, nhóm tác giả về các di sản.

Người dân tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật tại phố đi bộ Kim Đồng (TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng).
Người dân tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật tại phố đi bộ Kim Đồng (TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng).

Khu trưng bày giới thiệu các di sản được UNESCO vinh danh, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam; những bức ảnh tại triển lãm góp phần khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa du lịch, tạo động lực thu hút các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm ảnh góp phần quảng bá hình ảnh quê hương Cao Bằng, hình ảnh các vùng CVĐC của Việt Nam đến với bạn bè trong nước và quốc tế; qua đó, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về CVĐC; bảo tồn và phát huy các giá trị địa chất địa mạo, danh lam thắng cảnh, văn hóa truyền thống của cộng đồng; hình thành và đưa vào khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, tạo sinh kế bền vững và phát triển cho nhân dân vùng CVĐC.

Theo Báo Cao Bằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.