Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

14:10, 23/11/2021

UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 11390/KH-UBND ngày 18/11/2021 triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Kế hoạch triển khai theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thực hiện trong năm 2021; giai đoạn 2 từ năm 2022 đến năm 2023. Đối tượng áp dụng Chương trình là những học sinh sinh viên (HSSV) chưa có thiết bị để học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh theo thứ tự ưu tiên: HSSV thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; HSSV có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Buôn Hồ trao kinh phí hỗ trợ Chương trình Sóng và máy tính cho em cho Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã
Đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Buôn Hồ trao kinh phí hỗ trợ Chương trình "Sóng và máy tính cho em" cho Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã

Nội dung kế hoạch tập trung vào việc phát động, kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp và người dân tham gia chương trình với tinh thần “Tương thân tương ái”, “tất cả vì học sinh thân yêu”… nhằm giúp đỡ những HSSV không đủ điều kiện để học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Sở GD-ĐT là đơn vị đầu mối tiếp nhận hỗ trợ của Chương trình; chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố khảo sát nhu cầu hỗ trợ, xác định thiết bị và dịch vụ hỗ trợ học trực tuyến; hướng dẫn các nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến, khai thác sử dụng có hiệu quả thiết bị và Internet của Chương trình. Đồng thời, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cùng đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện trên toàn tỉnh và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh theo quy định.

Sở Thông tin và Truyền thông vận động các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh thực hiện phương án miễn, giảm phí cước kết nối internet di động tới các nền tảng dạy, học Việt Nam…

Sở Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính triển khai thực hiện Chương trình. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ, Hiệp hội Doanh nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tổ chức, cá nhân phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái chung tay ủng hộ nguồn lực cho Chương trình theo khả năng, điều kiện của mình…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.