Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch COVID-19

16:37, 07/03/2022

Hội LHPN tỉnh vừa triển khai Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch COVID-19.

Theo đó, chương trình được triển khai trong toàn bộ tổ chức Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Trong đó “Mẹ đỡ đầu” là cán bộ, hội viên phụ nữ hoặc tập thể, cá nhân, đơn vị, tổ chức (trong và ngoài nước) nhận chăm sóc, đỡ đầu một hoặc nhiều trẻ; con là trẻ mồ côi do dịch COVID-19 và mồ côi cha mẹ do các nguyên nhân khác.

Hội LHPN huyện Kroong Bông nhận hỗ trợ trẻ em
Hội LHPN huyện Krông Bông nhận hỗ trợ, chăm sóc trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa trên địa bàn.

Các cá nhân, tập thể nhận đỡ đầu sẽ tập trung hỗ trợ chăm sóc trẻ em mồ côi do tác động của dịch COVID-19 cho đến khi các con đủ 18 tuổi. Tùy điều kiện thực tế tại địa phương, có thể mở rộng đối tượng hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu là trẻ em mồ côi nói chung, trẻ em không nơi nương tựa/không có người nuôi dưỡng do những nguyên nhân khác (cha, mẹ, người đang nuôi dưỡng mất khả năng lao động hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù…).

“Mẹ đỡ đầu” có thể lựa chọn các hình thức hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế của trẻ như: Chăm sóc động viên tinh thần, tình cảm của trẻ; hướng dẫn, kèm cặp trẻ học tập tại nhà; hướng dẫn, giúp trẻ làm việc nhà, cách tự chăm sóc bản thân; hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hằng ngày; hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí học tập, chi phí khám chữa bệnh… Bên cạnh đó, các cá nhân, tập thể có thể hỗ trợ gián tiếp thông qua Hội Phụ nữ địa phương hoặc người trực tiếp chăm sóc thay thế (hỗ trợ nguồn lực).

“Mẹ đỡ đầu” và Chủ tịch Hội LHPN cấp cơ sở, Chi hội trưởng Phụ nữ tại địa bàn có trẻ mồ côi, trẻ không nơi nương tựa, không có người nuôi dưỡng phải bảo đảm giữ mối liên hệ chặt chẽ trong suốt thời gian đỡ đầu.

Vân Anh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.