Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư Kuin: Bé 9 tuổi nghi bị cha ruột và bà nội đánh đa chấn thương, gãy xương bàn tay

14:10, 04/07/2022

Sáng 4/7, bác sĩ Trịnh Đức Lam, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cư Kuin cho biết, đơn vị đang tiếp tục điều trị các vết thương cho cháu T.N A. (9 tuổi, ngụ thôn 18, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin). 

Theo bác sĩ Lam, chiều 3/7, bà Lê Thị Thuận (SN. 1972, trú tại thôn 18, xã Ea Ning, là bà ngoại cháu T.N.A) đã đưa cháu A. tới Trung tâm Y tế thăm khám sức khỏe. Kết quả thăm khám cho thấy cháu A. bị đa chấn thương vùng đầu, bụng, tay chân… Đồng thời, chụp phim ghi nhận vỡ xương đốt xa ngón út tay phải, gãy xương bàn tay phải 10 ngày. Hiện tinh thần và sức khỏe của cháu ổn định, các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi, điều trị các vết thương.

Theo lời kể của A, khoảng tháng 1/2022, do đói bụng nên cháu đã lấy 1 gói mì tôm ăn sống. Sau khi phát hiện, bà nội đã bắt cháu úp tay xuống bàn và dùng búa đinh đánh lên các đầu ngón tay, khiến một số ngón dập nát, chảy nhiều máu. 

th
Những thương tích trên người cháu T.N.A. (Ảnh gia đình cháu A. cung cấp)

Cũng theo cháu A., cách đây hơn 10 ngày, cháu bị cha đá vào bụng nên đưa tay ra đỡ. Sau đó, dù bàn tay cháu sưng vù nhưng không được cha và bà đưa đi khám. "Lúc đó, cha nói ai hỏi vì sao gãy tay thì phải nói là do kẹt cửa. Khi cháu không đồng ý nói dối thì cha đã lấy 1 viên gạch ném vào mặt cháu. Cháu đưa tay lên đỡ được nhưng cũng bị thương 1 đường trên trán. Mới đây, cha tiếp tục dùng roi lớn đánh khắp người cháu, hiện còn bầm tím nhiều chỗ", T.N.A nghẹn ngào kể lại.

Hiện cháu A. đang được y, bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Cư Kuin theo dõi, chăm sóc sức khỏe. Chị D.T.T.H (SN 1992, mẹ cháu A.) cũng đã trở về từ Đà Nẵng để chăm sóc con và mong muốn các cơ quan chức năng điều tra xác minh làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm hành vi bạo hành trẻ em của những người liên quan. 

Hồng Chuyên
 
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.