Multimedia Đọc Báo in

Chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp 132 tỷ đồng

17:43, 12/09/2022

9 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) đã tiếp nhận 8.500 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó có 5.700 lao động làm việc ở các tỉnh khác, 2.800 lao động tại địa phương.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức tốt công tác tiếp nhận hồ sơ, tư vấn đầy đủ các chế độ, quyền lợi cho người lao động đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp nắm bắt để lựa chọn định hướng phù hợp với bản thân. Cùng với đó, công tác tiếp nhận hồ sơ trên cổng Dịch vụ Công Quốc gia cũng đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã thẩm định hồ sơ, tham mưu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành 8.640 quyết định hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định (bao gồm lũy kế số người đã tiếp nhận hồ sơ trong năm 2021, được ban hành quyết định hưởng trong năm 2022), với số tiền chi trả 132 tỷ đồng.

Tất cả người lao động hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp đều được tư vấn việc làm, tư vấn học nghề theo quy định.

Người lao động làm thủ tục đề nghị hưởng trự cấp bảo hiểm thất nghệp
Người lao động làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Ảnh: Hoàng Ân 

Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh còn làm thủ tục chuyển 270 hồ sơ đang hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk đến các tỉnh, thành phố theo nguyện vọng của người lao động.

Ông Lê Hải Lý, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết, 3 tháng cuối năm 2022, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ về bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định; đẩy mạnh giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp được kịp thời, đúng quy định.

Dự kiến tiếp nhận, giải quyết chế độ cho người lao động hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp khoảng 3.000 người.

Hải Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.