Multimedia Đọc Báo in

Năm 2023, phấn đấu tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 92,5% dân số

14:45, 18/04/2023

Sáng 18/4. Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) (gọi tắt Ban chỉ đạo) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo H’Yim Kđoh chủ trì hội nghị.

Năm 2022, ngành BHXH tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc gần 107.000 người, tăng 4.869 người so với năm 2021; số người tham gia BHXH tự nguyện là 18.431 người, tăng 385 người; tham gia BHTN là 95.480 người, tăng 5.080 người; số người tham gia BHYT là 1.659.657 người, tăng 115.075 người, đạt tỷ lệ bao phủ 92,27% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (91,75%).

Đại biểu tham dự hội nghị
Đại biểu tham dự hội nghị

Trong năm, đã giải quyết cho 18.280 lượt người hưởng trợ cấp 1 lần (trong đó hưởng chế độ BHXH một lần là 13.355, tăng 3.792 người so với năm 2021); 11.261 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp (tăng 3.833 người so với năm 2021); khoảng 2.423.000 lượt người khám chữa bệnh BHYT với chi phí khoảng 1.234 tỷ đồng; tổng số tiền chi các chế độ BHXH, BHTN gần 3.308 tỷ đồng.

Bên cạnh kết quả đạt được, hội nghị cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT có tăng nhưng chậm và thiếu bền vững; nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng chây ì, trốn đóng BHXH, BHYT, nợ số tiền lớn, thời gian nợ kéo dài; việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế hóa chất của các cơ sở còn chậm, đôi khi chưa cung ứng kịp thời làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh; số người đề nghị giải quyết chế độ BHXH một lần và trợ cấp thất nghiệp tăng cao so với bình quân các năm trước…

Đại diện lãnh đạo BHXH tỉnh thông tin tình hình phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trong năm 2022
Đại diện lãnh đạo BHXH tỉnh thông tin tình hình phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trong năm 2022.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận về những khó khăn, vướng mắc dự đoán sẽ gặp phải trong thời gian tới; đồng thời, bàn bạc những giải pháp đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHYT, BHXH, BHTN, quyết tâm thực hiện đạt những chỉ tiêu được giao.

Năm 2023, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu: tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,5% dân số; số người tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 15,86%; số người tham gia BHTN so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 10,77%...

a
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh nhấn mạnh: Để tiếp tục phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian tới, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, BHXH tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn; phối hợp tăng cường công tác thanh tra đột xuất đối với các đơn vị có dấu hiệu trốn đóng, nợ đọng, lạm dụng quỹ BHXH, BHYT; các ngành, địa phương liên qua triển khai rà soát các hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh để người dân tham gia BHYT được hỗ trợ mức cao nhất của Nhà nước là 60%; ngành Giáo dục tập trung rà soát, đánh giá cụ thể nguyên nhân tồn tại hạn chế để có giải pháp quyết liệt trong việc thu BHYT học sinh, sinh viên trong năm học tới 2023-2024; UBND các huyện, thị xã, thành phố giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT cho UBND cấp xã nhằm đảm bảo chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT do UBND tỉnh giao…

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.