Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt "Câu lạc bộ người mẫu Trung Beret Model"

16:05, 29/06/2023

Tối 28/6, Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh đã tổ chức ra mắt "Câu lạc bộ người mẫu Trung Beret Model".

Tới tham dự chương trình có Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tỉnh Trần Doãn Tới; đại diện các câu lạc bộ, đội, nhóm chuyên cùng cán bộ, giáo viên, học viên của Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh (Nhà Văn hóa).

Nhóm Model nhí biểu diễn  Thời Trang Áo Dài
Nhóm Model nhí biểu diễn thời trang áo dài 

 “Câu lạc bộ người mẫu Trung Beret Model” do nhà thiết kế Nguyễn Thành Trung (Trung Beret) làm chủ nhiệm. CLB là nơi đào tạo người mẫu nhí từ 4- 15 tuổi, giúp các em phát triển toàn diện và tự tin hơn thông qua các buổi học như: định hình gu thời trang, điều chỉnh tư thế, diễn xuất... 

Nhân dịp này các câu lạc bộ, đội, nhóm chuyên của Nhà Văn hóa đã biểu diễn chương trình nghệ thuật với chủ đề “Về nghe gió kể”,  bao gồm các tiết mục múa, hát, biểu diễn bộ sưu tập thời trang áo dài và trang phục truyền thống các dân tộc của nhà thiết kế Trung Beret.

Đại diện Nhà VHTTN trao quyết định thành lập CLB người mẫu Trung Beret.
Đại diện Nhà Văn hóa trao quyết định thành lập CLB người mẫu Trung Beret.

Được biết, nhà thiết kế Trung Beret là một trong những nhà sáng tạo tài năng và tâm huyết với tà áo dài dân tộc. Anh là nhà thiết kế đầu tiên đưa thổ cẩm ra sàn diễn thời trang quốc tế tại đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp Hoàn vũ 2020 (Miss Beauty Universe) ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) vào tháng 01/2020. Bên cạnh đó, anh còn có  nhiều bộ sưu tập gây ấn tượng như: Chân dung mẫu hệ, Hoa đại ngàn, Sen trên cao nguyên, Âm sắc đại ngàn, Em cao nguyên, Thổ cẩm với thế giới tuổi thơ, EURA,…góp phần không nhỏ trong Chiến dịch “Áo dài – di sản văn hóa Việt Nam” trong tiến trình đề nghị UNESCO công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Thu Thảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.