Multimedia Đọc Báo in

Ký kết Chương trình phối hợp đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

16:51, 05/07/2023

Ngày 5/7, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình phối hợp 1190/CVLT (2016 - 2022) và ký kết Chương trình phối hợp giữa Sở GD-ĐT, Hội Khuyến học và Hội Cựu Giáo chức tỉnh về đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên toàn tỉnh đến năm 2030.

Tham dự Hội nghị có đại diện các Sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh.

Các đại biểu chủ trì Hội nghị
Các đại biểu chủ trì Hội nghị

Thực hiện Công văn liên tịch số 1190 ngày 29/8/2016 của Sở GD-ĐT, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức tỉnh về việc hướng dẫn phát triển tổ chức Hội Khuyến học trong trường học và phát triển Hội Cựu giáo chức (Công văn 1190), từ năm 2016 đến nay, Hội Khuyến học và Hội Cựu giáo chức đã từng bước phát triển, gắn bó với ngành giáo dục, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo toàn tỉnh phát triển.

Hiện hệ thống tổ chức Hội Khuyến học trong các cơ sở giáo dục đào tạo có 1.000 Chi hội, Ban khuyến học, đạt 96,15% so với tổng số cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh, tổng số hội viên là 55.226 người.

Các đại biểu thảo luận ý kiến tại Hội nghị
Các đại biểu thảo luận ý kiến tại Hội nghị.

Ở cấp cơ sở có 144 tổ chức Hội Cựu giáo chức, tổng số hội viên là 4.810 người (đạt tỷ lệ 83,74% so với tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục đã nghỉ hưu).

Số cán bộ Hội Khuyến học tham gia quản lý trung tâm học tập cộng đồng, số hội viên Hội Cựu giáo chức tham gia Hội Khuyến học ở cơ sở ngày càng tăng, có 893 trường đạt danh hiệu “Đơn vị học tập” ( đạt tỷ lệ 85,86%). Tổng số kinh phí Hội Khuyến học vận động hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập, rèn luyện, sáng tạo và khởi nghiệp… giai đoạn 2016 – 2022 đạt gần 90 tỷ đồng. Qua đó, đã đồng hành cùng ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển giáo dục tỉnh nhà.

Bên cạnh những kết quả tích cực thì việc thực hiện Chương trình phối hợp 1190 vẫn còn những hạn chế như: một số cơ sở giáo dục còn lúng túng trong xây dựng và tổ chức hoạt động Hội Khuyến học; quản lý Quỹ Khuyến học còn rối rắm; một số địa phương triển khai chương trình bị đứt quãng…

Các đại biểu tham dự Hội nghị đã thảo luận các nội dung liên quan đến công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ ở cấp huyện, cấp cơ sở trong thời gian tới; cách thức kiện toàn tổ chức Hội Khuyến học cấp cơ sở; các phương án kết nối, huy động nguồn lực xã hội trong thực hiện nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập…

Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức tỉnh Hà Ngọc Đào, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phạm Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào Tạo Lê Thị Kim Oanh ký kết
Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức tỉnh Hà Ngọc Đào, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phạm Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Kim Oanh ký kết Chương trình phối hợp xây dựng xã hội học tập đến năm 2030.

Tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Sở GD-ĐT, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức tỉnh về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đến năm 2030. Theo đó, Chương trình hướng đến mục tiêu tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên trong việc triển khai thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có một số mục tiêu cụ thể là: trên 98% (năm 2026) và 100% (năm 2030) cơ sở giáo dục có Hội Khuyến học; trên 90% (2026) và 100% (2030) tổ chức hội và hội viên nâng cao nhận thức về khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, trên 75% (2026) và trên 80% (2030) xã, phường, thị trấn có Hội Cựu giáo chức…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.