Multimedia Đọc Báo in

Hội thi Phụ nữ dân tộc thiểu số tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022

07:43, 05/08/2023

Ngày 4/8, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội thi Phụ nữ dân tộc thiểu số tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.

Hội thi có sự tham gia của 14 đội với 120 thí sinh đến từ Hội LHPN các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.

Phần thi chào hỏi
Phần thi chào hỏi của đội thi Hội LHPN huyện Krông Búk.

Qua 4 phần thi Chào hỏi; Kiến thức; Xử lý tình huống và Sân khấu hóa, các đội thi đã thể hiện được tài năng, kiến thức, những hiểu biết về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa.

Phần thi
Phần thi Sân khấu hoá xuất sắc của đội thi Hội LHPN huyện Ea Kar.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, mỗi đội đến với hội thi đều có nét đặc trưng riêng; cơ bản nắm vững kiến thức của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, có kỹ năng thuyết trình, xử lý tình huống linh hoạt, hợp tình, hợp lý. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đã phát huy tinh thần sáng tạo, năng khiếu nghệ thuật thông qua các tiết mục đặc sắc, có ý nghĩa, bám sát chủ đề.

Ban tổ chức trao
Ban tổ chức trao giải phụ cho các đội thi.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi Hội LHPN huyện Cư M’gar; Nhì: Hội LHPN huyện Ea Súp và Hội LHPN huyện Ea Kar; Ba: Hội LHPN các huyện Ea H’leo, M’Đrắk, Buôn Đôn.

Đồng thời trao các giải phụ gồm Chào hỏi ấn tượng, Xử lý tình huống hay nhất, Tiểu phẩm hay nhất và Trang phục ấn tượng cho các đội xuất sắc ở các phần thi.

Trao giải Nhất cho đội thi Hội LHPN huyện Cư Mgar.
Trao giải Nhất cho đội thi Hội LHPN huyện Cư M'gar.

Hội thi là một trong những hoạt động cụ thể hoá nhằm đưa Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 sớm đi vào cuộc sống, giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ Hội LHPN, các tuyên truyền viên, thành viên tổ truyền thông cộng đồng, hội viên, phụ nữ tại cơ sở, nhất là cán bộ, hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số. Qua đó từng bước tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của toàn xã hội, huy động sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành và người người dân trong phòng, chống bạo lực, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.

Vân Anh

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.