Multimedia Đọc Báo in

Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk đẩy mạnh ký kết hợp tác với trường đại học, trường nghề

16:54, 29/05/2024

Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang có sự sàng lọc lao động, các vị trí tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn cũng như kỹ năng, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã đẩy mạnh ký kết hợp tác trong công tác hỗ trợ đào tạo, tuyển sinh, tư vấn giới thiệu việc làm với trường đại học, trường nghề trên địa bàn tỉnh.

Mới đây (cuối tháng 5/2023), Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk đã ký kết hợp tác với Trường Trung cấp Đắk Lắk. Trước đó, vào tháng 9/2023 là ký kết với Trung tâm đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk (Trường Đại học Tây Nguyên).

Ảnh: Nguyễn Dũng
Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk và Trường Trung cấp Đắk Lắk ký kết hợp tác. Ảnh: Nguyễn Dũng

Việc hợp tác này nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của tỉnh. Thông qua chương trình hợp tác, Trung tâm sẽ cung cấp cho nhà trường thông tin về nhu cầu tuyển dụng, xu thế phát triển các ngành nghề để nhà trường có định hướng trong công tác đào tạo, tránh tình trạng bị thừa, thiếu lao động ở một số ngành, lĩnh lực.

Ông Lê Hải Lý, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk cho biết, để đạt mục tiêu đề ra trong chương trình hợp tác với Trường Trung cấp Đắk Lắk, đơn vị sẽ chủ trì tổ chức các hoạt động tư vấn việc làm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, trọng tâm mỗi năm tổ chức từ 2 - 3 hoạt động tại trường, với quy mô từ 200 – 300 học sinh, sinh viên tham dự. 

Đồng thời biên soạn nội dung phổ biến pháp luật về các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lao động việc làm, dạy nghề, định hướng nghề nghiệp…, đặc biệt là chính sách hỗ trợ người lao động là học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo... theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (tiểu dự án 3);  bố trí cán bộ trực tiếp phổ biến các nội dung này tại các lớp học của Trường Trung cấp Đắk Lắk, tập trung các lớp cuối khóa.

Qua đó, giúp các em học sinh, sinh viên nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật của mình về chế độ làm việc, đãi ngộ, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi tham gia vào thị trường lao động, cũng như tự biết bảo vệ quyền lợi của mình khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. 

 Hồng Thắm 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.