Multimedia Đọc Báo in

Những “chiến binh áo xanh” đặc biệt

00:09, 29/06/2024

Mỗi mùa thi đến, những tình nguyện viên đã góp sức trẻ của mình nỗ lực giúp đỡ các thí sinh. Nổi bật trong đó phải kể đến những “chiến binh áo xanh” đặc biệt... 

Trong đội hình tình nguyện Tiếp sức mùa thi cấp tỉnh năm nay, hình ảnh chàng trai nhỏ nhắn Chương Đình Phúc (sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên) bị khiếm khuyết ngoại hình vẫn luôn tất bật, đôn đáo "tiếp sức" cho các thí sinh để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

Là thành viên chủ chốt của “Biệt đội bút chì”, Phúc cùng các thành viên trong đội hình tình nguyện thực hiện nhiệm vụ "tiếp sức" sớm nhất. Ngay từ tháng 4/2024, Phúc đã cùng các bạn trực fanpage chính của chương trình “Tiếp sức mùa thi - Đắk Lắk”, đề xuất triển khai nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ tối đa cho các sĩ tử.

Chia sẻ về cảm xúc khi tham gia TSMT, Phúc (bên trái) cảm thấy có một chút tiếc nuối khi cơ thể em gặp khó khăn về vận động, hai tay co rút không thể duỗi thẳng nên không thể phụ các bạn bưng vác các đồ nặng. “Khiếm khuyết của cơ thể không khiến em cảm thấy tự ti mà đó còn chính là động lực để em vươn lên nghịch cảnh, nỗ lực nhiều hơn trong học tập, cuộc sống”.
Chương Đình Phúc (bìa trái) cùng các bạn chuẩn bị cho chương trình "Tiếp sức mùa thi"

Chia sẻ về cảm xúc khi tham gia “Tiếp sức mùa thi”, Phúc cảm thấy có một chút tiếc nuối khi cơ thể em gặp khó khăn về vận động, hai tay co rút không thể duỗi thẳng nên không thể phụ các bạn bưng vác các đồ nặng.

“Khiếm khuyết của cơ thể không khiến em cảm thấy tự ti mà đó còn chính là động lực để em vươn lên nghịch cảnh, nỗ lực nhiều hơn trong học tập, cuộc sống. Với em, được tham gia hoạt động tình nguyện là khoảng thời gian đáng nhớ, là kỷ niệm đẹp của thanh xuân, là cơ hội được trải nghiệm, được học hỏi thêm nhiều điều hay, ý nghĩa”, Phúc bộc bạch.

Mặc dù đang làm việc vào giờ hành chính tại Văn phòng công chứng tại thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana) nhưng chị H'Mỹ Chinh Ênuôl (SN 1999) vẫn tận dụng thời gian rảnh hiếm hoi của mình để tham gia tình nguyện "Tiếp sức mùa thi".

Chị tâm sự: “Xuất phát từ niềm đam mê tình nguyện trong suốt 4 năm đại học nên khi về địa phương làm việc tôi vẫn tiếp tục duy trì nó. Những ngày qua, tôi thức dậy từ 5 giờ sáng, không ngủ trưa để tới điểm thi sắp xếp nước, hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự cho các thí sinh. Mặc dù, phải vừa làm việc chuyên môn, vừa tranh thủ hỗ trợ các em khá vất vả nhưng ngày nào tôi cũng chờ thí sinh vào phòng thi đúng giờ, không trường hợp nào chậm trễ thì tôi mới yên tâm về cơ quan làm việc”.
Chị H'Mỹ Chinh tham gia tiếp sức thí sinh.

H'Mỹ Chinh tâm sự: “Tôi đam mê hoạt động tình nguyện trong suốt 4 năm đại học và khi về địa phương làm việc tôi vẫn giữ niềm đam mê ấy. Những ngày qua, tôi thức dậy từ 5 giờ sáng, không ngủ trưa để tới điểm thi sắp xếp nước, hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự cho các thí sinh. Mặc dù, phải vừa làm việc chuyên môn, vừa tranh thủ hỗ trợ các em khá vất vả nhưng ngày nào tôi cũng chờ thí sinh vào phòng thi đúng giờ, không trường hợp nào chậm trễ mới yên tâm về cơ quan làm việc”.

Dáng người nhỏ bé, lại lần đầu tham gia "Tiếp sức mùa thi" nhưng em Trần Thị Thanh Nhàn (lớp 9, Trường THCS Trung Hòa) rất tự tin, hoạt bát hỗ trợ thí sinh tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (huyện Cư Kuin). Giữa cái nắng gay gắt, Nhàn vẫn nở nụ cười thân thiện tham gia mọi hoạt động như bưng bàn ghế, nước, sữa, hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự…

Nhàn bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên tham gia TSMT và là tình nguyện viên nhỏ tuổi nhất tại điểm thi nên em có chút lạ lẫm, bỡ ngỡ. Thế nhưng, các anh chị ở đây đều nhiệt tình, cởi mở giúp đỡ nên em phải nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình”.
Thanh Nhàn (thứ ba từ phải sang) cùng đội hình tình nguyện luôn túc trực tại điểm thi để hỗ trợ thí sinh.

“Đây là lần đầu tiên tham gia Tiếp sức mùa thi và là tình nguyện viên nhỏ tuổi nhất tại điểm thi nên em có chút lạ lẫm, bỡ ngỡ. Thế nhưng, các anh chị ở đây đều nhiệt tình, thân thiện giúp đỡ nên em tự nhủ phải nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình”, Nhàn bày tỏ.

Cũng giống như Nhàn, bạn Nguyễn Thành Đạt (SN 1999, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) cũng là "lính mới" của chương trình "Tiếp sức mùa thi". Với sự năng nổ, nhiệt huyết tuổi trẻ, từ 5 giờ 30 phút sáng, Đạt đã dậy chuẩn bị cơ sở vật chất tại Điểm thi Trường THPT Ea Súp để hỗ trợ thí sinh trước khi bước vào phòng thi.

Đạt chia sẻ: “Mặc dù lần đầu tiên tham gia tình nguyện nhưng mang lại cho tôi nhiều kỉ niệm. Tôi vừa vui mừng khi tham gia hỗ trợ thí sinh; vừa được gặp gỡ các đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên ưu tú, nhiệt huyết trên địa bàn huyện, đây cũng là môi trường cho bản thân học tập và trải nghiệm”.
Tình nguyện viên Nguyễn Thành Đạt hỗ trợ thí sinh tại điểm thi Trường THPT Ea Súp.

Đạt chia sẻ: “Mặc dù lần đầu tiên tham gia tình nguyện nhưng mang lại cho tôi nhiều kỷ niệm. Tôi vừa vui mừng khi tham gia hỗ trợ thí sinh; vừa được gặp gỡ các đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên ưu tú, nhiệt huyết trên địa bàn huyện, đây cũng là môi trường cho bản thân học tập và trải nghiệm”.

Mùa thi năm nay, nhiều sinh viên đại học đã từng được hỗ trợ tại Chương trình "Tiếp sức mùa thi" trở lại tham gia tình nguyện với hy vọng giúp đỡ thêm được nhiều thí sinh như họ. Nhờ sự hỏi han, chăm sóc của các tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi năm ngoái nên em Trần Đình Hoàng (huyện Ea H’leo) đã thuận lợi đậu vào Trường Đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng) như mơ ước.

Hoàng bộc bạch: “Năm ngoái, được anh chị tình nguyện viên hỗ trợ rất nhiệt tình từ hỏi han đồ dùng học tập, tặng nước, sữa… nên em có động lực  hoàn thành tốt bài thi đậu vào trường đại học mơ ước. Bởi vậy, năm nay, sau nghỉ hè em đã lập tức xin tham gia vào Đội hình tình nguyện TSMT tại địa phương hỗ trợ thí sinh. Vào những ngày diễn ra Kỳ thi, với vai trò thành viên của Đội xe tình nguyện, em đã hỗ trợ được nhiều lượt thí sinh đến điểm thi đúng giờ không bị chậm trễ”.  
 Trần Đình Hoàng phụ trách đưa đón thí sinh trong hoạt động "Tiếp sức mùa thi" tại địa bàn huyện Ea H'leo.

Đó cũng là lý do mà ngay sau khi vừa nghỉ hè, Hoàng liền đăng ký tham gia tình nguyện "Tiếp sức mùa thi" tại Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Ea H’leo) – chính là điểm thi mà em đã thi năm ngoái.

Đình Hoàng bày tỏ: “Em đặc biệt ấn tượng với sự hỗ trợ, động viên hỏi han của các anh chị tình nguyện viên năm ngoái nên sau nghỉ hè, việc làm đầu tiên là đăng ký tham gia vào Đội hình tình nguyện Tiếp sức mùa thi tại địa phương để hỗ trợ lại các thí sinh. Vào những ngày diễn ra Kỳ thi, với vai trò thành viên của Đội xe tình nguyện, em đã rất vui vì đã hỗ trợ được nhiều lượt thí sinh đến điểm thi đúng giờ không bị chậm trễ”.

Tình nguyện viên tại Điểm thi Trường THPT Buôn Ma Thuột tặng quà động viên tinh thần thí sinh sau khi hoàn thành bài thi.
Tình nguyện viên tại Điểm thi Trường THPT Buôn Ma Thuột tặng quà động viên tinh thần thí sinh sau khi hoàn thành bài thi.

Chương trình "Tiếp sức mùa thi" năm nay, toàn tỉnh thu hút hơn 1.000 tình nguyện viên tham gia với nhiều hoạt động hỗ trợ từ vật chất đến tinh thần cho các sĩ tử. Nhằm khích lệ tình nguyện viên, nhiều đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã trực tiếp thăm, tặng quà, động viên các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Đoàn công tác của Huyện uỷ do Đồng chí Đào Thị Thanh An - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã thăm, tặng quà và động viên Chương trình TSMT huyện Lắk.
Đoàn công tác của Huyện ủy Lắk do đồng chí Đào Thị Thanh An - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã thăm, tặng quà và động viên Chương trình Tiếp sức mùa thi huyện Lắk.
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phan Thị Trinh hỏi han các tình nguyện viên tại Điểm thi Trường THPT Hùng Vương (huyện Krông Ana).
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phan Thị Trinh động viên các tình nguyện viên tại Điểm thi Trường THPT Hùng Vương (huyện Krông Ana).

Sự có mặt của màu áo xanh tình nguyện trên khắp các điểm thi THPT toàn tỉnh không chỉ là nguồn động viên tinh thần lớn lao cho các thí sinh, còn góp phần khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong các hoạt động vì cộng đồng.

Nhóm PV


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.