Multimedia Đọc Báo in

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi mắc hội chứng Rapunzel (rối loạn ăn tóc)

12:41, 07/06/2024

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện vừa phẫu thuật mở dạ dày lấy khối búi tóc có cân nặng 700 gram cho bệnh nhi 11 tuổi.

Bác sĩ CKII Đào Anh Dũng,Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp cho biết, bệnh nhi 11 tuổi nhập Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với triệu chứng đau bụng vùng thượng vị âm kèm chán ăn, bụng chướng, chậm tiêu. Quá trình thăm khám, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cấp cứu với chẩn đoán dị vật đường tiêu hóa nghi ngờ do búi tóc (hội chứng Rapunzel).

Quá trình phẫu thuật, tiến hành mở dạ dày, các bác sĩ đã lấy ra khỏi dạ dày bệnh nhi một khối búi tóc rất lớn lấp gần toàn bộ dạ dày, kích thước khoảng 20cm x 10cm x 5cm, cân nặng 700 gram. Sau phẫu thuật, bệnh nhi ổn định, không có biến chứng sau phẫu thuật.

th
Bệnh nhi 11 tuổi mắc hội chứng Rapunzel và khối búi tóc nặng 700g được các bác sĩ phẫu thuật lấy thành công.

Hội chứng Rapunzel là một bệnh cảnh hiếm gặp, có liên quan đến rối loạn ăn tóc (trichophagia). Chứng nhổ tóc bệnh lý được DSM-5 (Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Hội Tâm thần học Mỹ) xếp vào nhóm “Ám ảnh cưỡng chế và các rối loạn liên quan”. Bệnh gặp ở trẻ em nhiều gấp 7 lần so với người lớn, tỉ lệ mắc cao nhất ở lứa tuổi 4 đến 17.

Bệnh làm cho trẻ cảm thấy lo buồn và có thể gây suy giảm ở mức độ trung bình các hoạt động ngoài xã hội, trong nhà trường cũng như mối quan hệ gia đình của trẻ. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như ăn tóc, phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hồng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.