Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo Quốc tế về an toàn vệ sinh lao động trong ngành cà phê

17:25, 24/08/2024

Từ ngày 20 đến 24/8/2024, tại TP. Buôn Ma Thuột, Công ty Cổ phần TMT Consulting tổ chức Hội thảo Quốc tế về an toàn vệ sinh lao động trong ngành cà phê tại Tây Nguyên.

Tham dự hội thảo có 28 đại biểu quốc tế đến từ các quốc gia Nhật Bản, Indonesia cùng gần 20 đại biểu từ các tỉnh Cần Thơ, Lâm Đồng, Đắk Lắk và một số khách mời đến từ các sở, ngành, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Hội thảo đã tập trung làm rõ một số nội dung liên quan đến phương pháp giáo dục theo định hướng hành động có sự tham gia (tên tiếng Anh là Participatory Action - Oriented Training, gọi tắt là PAOT). Chương trình này đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Nội dung của chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện điều kiện lao động, tăng năng suất lao động.

Các đại biểu tham gia hội thảo.
Các đại biểu tham gia hội thảo.

Hội thảo cũng trình bày về Chương trình WIND (tên tiếng Anh là Work Improvement for Neighbourhood Development) có nghĩa là phát triển tình làng nghĩa xóm để cải thiện điều kiện làm việc dựa vào phương pháp đào tạo theo định hướng hành động. Chương trình WIND tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm thực hành tốt, đơn giản, chi phí thấp đồng thời cung cấp các biện pháp dự phòng thiết thực cho người lao động. Từ đó, người dân cải thiện điều kiện an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và tăng năng suất lao động.

Mục đích của hội thảo nhằm chia sẻ các sáng kiến, việc làm hay và phương pháp thực hành tốt của nông dân trong việc đảm bảo an toàn khi canh tác và chế biến cà phê. Đồng thời góp phần quảng bá sâu rộng sản phẩm nông nghiệp địa phương, địa điểm du lịch, văn hoá và ẩm thực độc đáo của người dân Tây Nguyên đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.