Multimedia Đọc Báo in

Hơn 13,7 nghìn người được hưởng lợi từ dự án chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng học đường

16:37, 22/08/2024

Sáng 22/8, tại TP. Buôn Ma Thuột, Ban Quản lý Dự án hỗ trợ kỹ thuật sức khỏe và dinh dưỡng học đường tại Đắk Lắk tổ chức họp tổng kết dự án.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật sức khỏe và dinh dưỡng học đường tại Đắk Lắk có nguồn vốn thực hiện là hơn 2,1 tỷ đồng, do Tập đoàn Cargill tài trợ, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) phối hợp với Sở GD-ĐT thực hiện từ tháng 1/2023 đến tháng 8/2024 tại 17 trường học (10 trường tiểu học, 7 trường mẫu giáo) ở thị xã Buôn Hồ (2 xã) và huyện Krông Bông (4 xã).

Các đại biểu tham gia cuộc họp.
Các đại biểu tham gia cuộc họp.

Qua hơn 1 năm triển khai, dự án đã xây dựng 6 khu vực rửa tay, 2 nhà vệ sinh, 17 vườn rau dinh dưỡng hữu cơ; đầu tư 5 máy lọc nước và 7 bộ dụng cụ/thiết bị nhà bếp; thành lập 17 câu lạc bộ cha mẹ về sức khỏe và dinh dưỡng học đường; theo dõi tình trạng dinh dưỡng 1.454 trẻ mẫu giáo; tổ chức 18 sự kiện truyền thông…

Tổng số người hưởng lợi từ dự án ước tính hơn 13,7 ngàn người, bao gồm trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, giáo viên, nhân viên y tế trường học, cán bộ công tác tại trạm y tế và trung tâm y tế vùng triển khai dự án.

Đại biểu trình bày về hướng khai thác, sử dụng có hiệu quả sự đầu tư từ dự án phục vụ hoạt động giáo dục, nuôi dưỡng trẻ trong tương lai.
Đại biểu trình bày về hướng khai thác, sử dụng có hiệu quả dự án. 

Việc thực hiện dự án đã góp phần kiện toàn cơ sở vật chất trường học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước thay đổi hành vi của giáo viên, phụ huynh, học sinh về vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng học đường; hình thành mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục học sinh tiểu học và mầm non…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.