Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M’gar: Quyên góp 3,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

12:49, 24/09/2024

Bão số 3 qua đi để lại nhiều thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Bắc, huyện Cư M’gar đã huy động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân… đóng góp tiền của, nhu yếu phẩm kịp thời giúp nhân dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.  

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp về việc ủng hộ đồng bào phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, những ngày qua các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn huyện đã tích cực ủng hộ thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.

Bà Nay HNan, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Cư Mgar trao
Bà Nay H'Nan, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Cư M'gar trao số tiền ủng hộ Quỹ Cứu trợ tỉnh.

Đến thời điểm hiện tại, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tiếp nhận 3,5 tỷ đồng và nhiều nhu yếu phẩm khác, như: gần 4 tấn gạo, hơn 1.000 thùng mì tôm, 220 thùng sữa, 600 đôi dép, lương khô, nước mắm, bột ngọt… (tổng trị giá 350 triệu đồng) gửi đến đồng bào miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Trong đó, nhiều tập thể, cá nhân ủng hộ với số tiền lớn như: Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện ủng hộ hơn 95,4 triệu đồng; xã Ea Kiết hơn 215 triệu đồng; xã Cư Dliê M’nông hơn 180 triệu đồng, xã Cư Suê hơn 194,2 triệu đồng…

Đáng chú ý, nhiều trường học trên địa bàn huyện đã vận động được sự tham gia ủng hộ tích cực từ phụ huynh học sinh, cán bộ, giáo viên như: Trường THCS Lương Thế Vinh hơn 59,7 triệu đồng; Trường Tiểu học Lê Lợi khoảng 24,5 triệu đồng...

Các tổ chức, cá nhân ở địa phương cũng đã huy động, tổ chức nhiều chuyến xe "0 đồng" vận chuyển hàng trăm thùng nhu yếu phẩm, kịp thời đưa đến các tỉnh miền Bắc trong khu vực bị bão lũ tàn phá nghiêm trọng, ngập lụt kéo dài.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.