Multimedia Đọc Báo in

Buôn Ako Dhông (phường Tân Lợi) trình diễn lễ kết nghĩa anh em

18:21, 09/03/2019
Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, chiều 9-3, buôn Ako Dhông (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) đã tổ chức trình diễn lễ kết nghĩa anh em của đồng bào dân tộc Êđê.
 
Lễ kết nghĩa anh em giữa anh Y Der Ayun và chị H'Wing Aliô cùng sinh sống trên địa bàn buôn Ako Dhông bắt đầu bằng những tiếng cồng chiêng được tấu lên rộn rã mời gọi Giàng cùng buôn làng về chứng kiến buổi lễ. Tiếp đó, người chủ lễ bước ra, mời hai người kết nghĩa anh em đến trước cây nêu và hỏi: Cả hai người có đồng ý kết nghĩa không? Khi cả hai đồng ý, chủ lễ mời thầy cúng tiến hành nghi thức lễ. Sau đó hai bên kết nghĩa được chủ lễ mời uống rượu cần trước; tiếp đến là mời bố mẹ, anh em, họ hàng của hai bên cùng uống rượu để tỏ lòng thân thiết; sau là đến khách, người dân trong buôn làng.
 
Sau khi chứng kiến các nghi thức cúng lễ kết nghĩa xong, dân làng uống rượu cần, ăn thịt, cơm nếp và múa hát giao lưu để cùng chúc phúc cho những người được kết nghĩa, cầu mong cho họ luôn đoàn kết, gắn bó bên nhau.
 
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Đắk Lắk ghi lại trong lễ kết nghĩa anh em ở buôn Ako Dhông:
 
 
a
Dàn chiêng diễn tấu rộn rã mời gọi những vị Giàng cùng buôn làng về chứng kiến buổi lễ

 

a
Các thiếu nữ Êđê mang đến lễ hội những điệu múa đậm đà bản sắc dân tộc 

 

a
Vị chủ lễ và già làng cùng 2 người kết nghĩa anh em cùng nắm chặt vòng tay thể hiện sự đoàn kết, bền chặt, là anh em một nhà.

 

a
Chủ lễ thực hiện nghi thức trao vòng tay cho 2 người kết nghĩa

 

a
Sau phần nghi thức 2 người tham gia kết nghĩa được chủ lễ mời uống rượu trước...

 

a
tiếp đến là bố mẹ hai bên và anh em họ hàng...

 

q
sau cùng là người dân và du khách cùng tham dự mừng lễ

 

a
Đại diện chính quyền UBND phường Tân Lợi trao quà cho hai người tham gia kết nghĩa
 
Thúy Hồng
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.