Multimedia Đọc Báo in

Lễ kết nghĩa anh em ở buôn Tơng Ju, xã Ea Kao

16:34, 10/03/2019

Thực hiện chương trình trình diễn các nghi lễ, lễ hội của các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố nhằm hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 và chào mừng kỷ niệm 44 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10-3-1975 – 10-3-2019), sáng 10-3, buôn Tơng Ju (xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) đã tổ chức trình diễn Lễ kết nghĩa anh em của đồng bào dân tộc Êđê.

Lễ kết nghĩa anh em giữa anh Y DHiam Êban (xã Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) và anh Y Tõ BKrông (buôn Tơng Ju, xã Ea Kao). Đây là một phong tục phản ánh đậm nét quan hệ xã hội, nét văn hóa đặc sắc thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc sống, sinh hoạt của cộng đồng dân tộc mà người Êđê trân trọng và giữ gìn lưu truyền qua nhiều thế hệ. Việc kết nghĩa được làm hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi. Mục đích của nghi lễ này mang đến thông điệp mọi người sống chan hòa thân thiết, gắn bó nhau như anh em một nhà, cùng nhau chia sẻ vượt qua khó khăn và xây dựng buôn làng ngày càng no ấm. 

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Đắk Lắk ghi lại trong lễ kết nghĩa anh em ở buôn Tơng Ju:

x
Từ sáng sớm người dân trong buôn Tơng Ju đã tề tựu tham dự buổi lễ

 

x
Tiếng chiêng được tấu lên rộn rã trước khi bước vào các nghi lễ

 

a
Già làng và người đại diện 2 dòng họ dặn dò và hỏi người tham gia có đồng ý kết nghĩa anh em hay không

 

a
Gìa làng trao vòng tay cho hai người tham gia kết nghĩa - tượng trưng cho sự đoàn kết, bền chặt như anh em một nhà

 

ds
Hai người tham gia kết nghĩa là người đầu tiên được uống rượu cần

 

 

a 
Bữa cơm ăn mừng của hai người anh em sau khi kết nghĩa

 

a
Những điệu múa đậm đà bản sắc dân tộc của các thiếu nữ Êđê chúc mừng lễ kết nghĩa anh em 

 

q
Đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham dự lễ kết nghĩa anh em...

 

s
và uống rượu cần chúc mừng tình cảm anh em bền chặt, gắn kết.

Thúy Hồng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.