Multimedia Đọc Báo in

Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đô thị và Môi trường tỉnh: Triển khai sử dụng túi ni lông tự hủy

10:34, 14/06/2010

 Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đô thị và Môi trường tỉnh đang triển khai phương án tổ chức thu gom rác thải tại nhà và cấp phát túi ni lông tự phân hủy cho người dân trên địa bàn phường Thắng Lợi (TP. Buôn Ma Thuột).

Với 1.105 hộ dân và 875 cơ sở sản xuất công nghiệp, hằng ngày lượng rác thải thu gom trên địa bàn  phường Thắng lợi khoảng 8 tấn. Thực hiện phương án thu gom rác thải tại nhà và cấp phát túi ni lông tự hủy, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đô thị và Môi trường sẽ phối hợp với UBND phường, cán bộ các Tổ dân phố tuyên truyền, vận động người dân bỏ rác thải vào bao đúng quy định và đưa rác ra xe khi có tín hiệu của xe thu gom rác; tổ chức cấp phát và hướng dẫn người dân sử dụng bao ni lông tự phân hủy để chứa rác. Mỗi ngày, các hộ dân sẽ được phát một bao ni lông loại 200mm x 300mm và mỗi hộ kinh doanh được phát một bao loại 300mm x 500mm. Đây là loại túi ni lông sản xuất bằng chất liệu nhựa HDPE, LDPE hoặc LLDKPE, bảo đảm tốt về độ bền, đường dán nhiệt an toàn, chịu lực tốt. Đặc biệt, loại túi này sau khi sử dụng có thể tự phân hủy sau 6, 9 hoặc 12 tháng bằng cách tự rã thành bột, bột nhựa sẽ lẫn với đất không gây tác hại đến môi trường đất, nước và không khí.

Hoạt động trên nhằm tạo thói quen sử dụng túi ni lông tự phân hủy trong sinh hoạt hằng ngày cho người dân, hướng tới việc thay thế túi ni lông thông thường. Hiện nay, việc sử dụng túi ni lông rất phổ biến. Túi ni lông thông thường không thể phân hủy được mà có thời gian tồn tại rất lâu trong lòng đất và khi đốt sẽ phát tán ra môi trường khí CO2, Mêtan và Điôxin rất độc. Tại TP. Buôn Ma Thuột, túi ni lông sau khi được sử dụng thường được gom chung với rác thải sinh hoạt và xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

 

Minh Ngọc

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.