Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao tính chính xác trong dự báo đợt lũ 2010

08:46, 08/07/2010
Đảm bảo tốt trong công tác dự báo thiên tai từ trước đến nay vẫn được coi là nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Công tác dự báo thiên tai trong sáu tháng qua đã được Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên Môi trường triển khai và ghi nhận chính xác, điển hình là đợt nóng vừa qua ở Bắc - Trung Bộ. Tuy nhiên, sáu tháng cuối năm mới là lúc đòi hỏi Cục là phải dốc sức để tránh sai sót và chậm trễ nhất là vào mùa lũ 2010.
Dự báo thiên tai chậm trễ, thiếu chính xác sẽ đưa lại những hậu quả khó lường. (Ảnh: GN)
Dự báo thiên tai chậm trễ, thiếu chính xác sẽ đưa lại những hậu quả khó lường.          Ảnh: GN
Dự báo trong năm nay, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng La Nina. Theo một tuyên bố mới nhất của Tổ chức Khí tượng thủy văn Thế giới (WMO) thì sau sự suy giảm của hiện tượng El Nino hoành hành quanh Thái Bình Dương và đông Phi vào đầu tháng 5-2010 là hiện tượng La Nina ở tầm trung đang phát triển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương. Hiện tượng này sẽ ngày càng mạnh lên trên diện rộng trong vòng vài tháng tới. Hiện tượng La Nina đang dần hình thành trên khu vực Thái Bình Dương, sẽ làm mát không khí và gây mưa nhiều ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Thông thường La Nina sẽ gây nên mưa lớn, đồng thời nó cũng gây nên những cơn bão dữ dội. Vì vậy nó sẽ mang tới những nguy hiểm tiềm ẩn, đòi hỏi phải nâng cao tính chính xác hơn nữa trong công tác dự báo. Còn nhớ vào cuối năm 2008, tại Việt Nam, La Nina khiến mùa hè mát mẻ hơn bình thường. Đặc biệt Hà Nội và khu vực lân cận chịu trận mưa kỷ lục trong vòng 40 năm. Mưa xối xả, liên tiếp trong nhiều ngày vào cuối tháng 10 với lưu lượng xấp xỉ 1.000 mm đã nhấn chìm phần lớn diện tích của thủ đô.
G.N (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.