Làn sóng biểu tình diễn ra khắp nơi trên thế giới
14:46, 24/01/2011
Trong những ngày qua, làn sóng biểu tình chống chính phủ đã diễn ở nhiều nơi trên thế giới.
* Tại Albania, 3 người đã thiệt mạng khi nổ ra các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và hàng chục ngàn người biểu tình ủng hộ phe đối lập tại thủ đô Tirana.
Ước tính 20.000 người biểu tình đã đổ về trước các tòa nhà chính phủ, kêu gọi chính phủ bảo thủ từ chức. Những cuộc biểu tình diễn ra sau khi phó thủ tướng Ilir Meta, nhân vật trung tâm của một vụ bê bối gian lận, từ chức. Đảng đối lập Xã hội cáo buộc chính phủ tham nhũng, lạm dụng quyền lực và sắp đặt cuộc bầu cử trước đây.
Tình hình trở nên hỗn loạn sau khi người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát. 3 thường dân đã thiệt mạng, trong đó, một nạn nhân đã bị bắn thương vào đầu còn 2 người kia bị bắn vào ngực ở cự ly gần. Ngoài ra, hơn 30 người biểu tình và 17 cảnh sát bị thương.
Sứ quán Mỹ, EU và tổ chức khu vực OSCE ra thông cáo chung, bày tỏ lo ngại sâu sắc về bạo lực.
* Tại Tunisia, ngày 23-1, làn sóng biểu tình đòi chính phủ lâm thời từ chức tiếp tục gia tăng bất chấp lệnh giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp được áp đặt từ nhiều ngày qua ở nước này.
Hàng trăm người Tunisia đã tập hợp cả ngày lẫn đêm trước Văn phòng Thủ tướng và tuyên bố chỉ rời khỏi nơi này khi toàn bộ chính phủ lâm thời từ chức.
Động thái này vi phạm lệnh cấm các cuộc tụ tập ban đêm, song cảnh sát không hề can thiệp.
Trong khi đó, kế hoạch của chính phủ mở cửa trở lại các trường phổ thông và đại học trong tuần này có thể gặp khó khăn do Tổng Liên đoàn công nhân Tunisia, tổ chức hậu thuẫn các cuộc biểu tình, kêu gọi giáo viên tiếp tục đình công để phản đối chính phủ.
Cùng ngày, hãng tin chính thức của Tunisia TAP đưa tin kênh truyền hình tư nhân lớn nhất nước này là Hanibal đã bị cấm hoạt động và giám đốc kênh Hanibal, ông Larbi Nasra, đã bị bắt giữ với cáo buộc thông tin sai sự thật nhằm âm mưu đưa Tổng thống bị lật đổ Ben Ali trở lại nắm quyền.
Trước đó, nhằm xoa dịu sự phản đối của người dân, Thủ tướng chính phủ lâm thời Mohammed Ghannouchi cam kết sẽ rời khỏi chính trường sau khi hoàn tất việc tổ chức cuộc bầu cử dân chủ.
* Tại Albania, 3 người đã thiệt mạng khi nổ ra các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và hàng chục ngàn người biểu tình ủng hộ phe đối lập tại thủ đô Tirana.
Người biểu tình ném đá vào cảnh sát. Ảnh: BBC |
Ước tính 20.000 người biểu tình đã đổ về trước các tòa nhà chính phủ, kêu gọi chính phủ bảo thủ từ chức. Những cuộc biểu tình diễn ra sau khi phó thủ tướng Ilir Meta, nhân vật trung tâm của một vụ bê bối gian lận, từ chức. Đảng đối lập Xã hội cáo buộc chính phủ tham nhũng, lạm dụng quyền lực và sắp đặt cuộc bầu cử trước đây.
Tình hình trở nên hỗn loạn sau khi người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát. 3 thường dân đã thiệt mạng, trong đó, một nạn nhân đã bị bắn thương vào đầu còn 2 người kia bị bắn vào ngực ở cự ly gần. Ngoài ra, hơn 30 người biểu tình và 17 cảnh sát bị thương.
Sứ quán Mỹ, EU và tổ chức khu vực OSCE ra thông cáo chung, bày tỏ lo ngại sâu sắc về bạo lực.
* Tại Tunisia, ngày 23-1, làn sóng biểu tình đòi chính phủ lâm thời từ chức tiếp tục gia tăng bất chấp lệnh giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp được áp đặt từ nhiều ngày qua ở nước này.
Hàng trăm người Tunisia đã tập hợp cả ngày lẫn đêm trước Văn phòng Thủ tướng và tuyên bố chỉ rời khỏi nơi này khi toàn bộ chính phủ lâm thời từ chức.
Người dân Tunisia biểu tình đòi chính phủ lâm thời từ chức. Ảnh: AFP |
Động thái này vi phạm lệnh cấm các cuộc tụ tập ban đêm, song cảnh sát không hề can thiệp.
Trong khi đó, kế hoạch của chính phủ mở cửa trở lại các trường phổ thông và đại học trong tuần này có thể gặp khó khăn do Tổng Liên đoàn công nhân Tunisia, tổ chức hậu thuẫn các cuộc biểu tình, kêu gọi giáo viên tiếp tục đình công để phản đối chính phủ.
Cùng ngày, hãng tin chính thức của Tunisia TAP đưa tin kênh truyền hình tư nhân lớn nhất nước này là Hanibal đã bị cấm hoạt động và giám đốc kênh Hanibal, ông Larbi Nasra, đã bị bắt giữ với cáo buộc thông tin sai sự thật nhằm âm mưu đưa Tổng thống bị lật đổ Ben Ali trở lại nắm quyền.
Trước đó, nhằm xoa dịu sự phản đối của người dân, Thủ tướng chính phủ lâm thời Mohammed Ghannouchi cam kết sẽ rời khỏi chính trường sau khi hoàn tất việc tổ chức cuộc bầu cử dân chủ.
* Theo các nguồn tin nước ngoài, xung đột đã xảy ra giữa cảnh sát và những người tham gia biểu tình tại thủ đô Alger của
Algeria vào trưa ngày 22-1.
Bạo lực đã xảy ra khi cảnh sát chống bạo động phong tỏa, dùng dùi cui và hơi cay để ngăn chặn khoảng 300 người biểu tình từ khu vực gần trụ sở của đảng đối lập Liên minh Văn hóa và Dân chủ (RCD) tiến tới tòa nhà Quốc hội tại khu vực trung tâm thủ đô Alger.
Theo RCD, ít nhất năm người biểu tình bị thương, sáu người biểu tình khác bị bắt giữ, trong đó có người đứng đầu nhóm nghị sỹ của RCD tại Quốc hội.
Trong khi đó nguồn tin từ cơ quan cảnh sát cho biết bảy cảnh sát đã bị thương, trong đó có hai người đang ở trong tình trạng nghiêm trọng.
RCD đã kêu gọi người dân tiến hành cuộc biểu tình vào 11 giờ (giờ địa phương) ngày 22-1 nhằm phản đối tình trạng giá lương thực tăng cao thời gian gần đây. Chính quyền Algeria trước đó đã ra lệnh cấm các cuộc tuần hành, biểu tình tại khu vực thủ đô, đồng thời kêu gọi người dân không ủng hộ lời kêu gọi của RCD.
Vào đầu tháng Một, các cuộc xung đột giữa những người biểu tình phản đối giá lương thực tăng cao với cảnh sát chống bạo động tại nhiều địa phương trên cả nước khiến năm người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương, chủ yếu là cảnh sát.
Chính phủ Algeria sau đó đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình mới, bao gồm giảm giá lương thực và các nhu yếu phẩm.
Tình trạng thất nghiệp, đặc biệt trong lớp trẻ, đang trở thành vấn đề nan giải ở Algeria, đất nước có 15 triệu trong tổng số 36 triệu dân hiện ở dưới tuổi 30.
Bạo lực đã xảy ra khi cảnh sát chống bạo động phong tỏa, dùng dùi cui và hơi cay để ngăn chặn khoảng 300 người biểu tình từ khu vực gần trụ sở của đảng đối lập Liên minh Văn hóa và Dân chủ (RCD) tiến tới tòa nhà Quốc hội tại khu vực trung tâm thủ đô Alger.
Theo RCD, ít nhất năm người biểu tình bị thương, sáu người biểu tình khác bị bắt giữ, trong đó có người đứng đầu nhóm nghị sỹ của RCD tại Quốc hội.
Trong khi đó nguồn tin từ cơ quan cảnh sát cho biết bảy cảnh sát đã bị thương, trong đó có hai người đang ở trong tình trạng nghiêm trọng.
RCD đã kêu gọi người dân tiến hành cuộc biểu tình vào 11 giờ (giờ địa phương) ngày 22-1 nhằm phản đối tình trạng giá lương thực tăng cao thời gian gần đây. Chính quyền Algeria trước đó đã ra lệnh cấm các cuộc tuần hành, biểu tình tại khu vực thủ đô, đồng thời kêu gọi người dân không ủng hộ lời kêu gọi của RCD.
Vào đầu tháng Một, các cuộc xung đột giữa những người biểu tình phản đối giá lương thực tăng cao với cảnh sát chống bạo động tại nhiều địa phương trên cả nước khiến năm người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương, chủ yếu là cảnh sát.
Chính phủ Algeria sau đó đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm làm giảm nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình mới, bao gồm giảm giá lương thực và các nhu yếu phẩm.
Tình trạng thất nghiệp, đặc biệt trong lớp trẻ, đang trở thành vấn đề nan giải ở Algeria, đất nước có 15 triệu trong tổng số 36 triệu dân hiện ở dưới tuổi 30.
* Ngày 23-1, hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Brussels,
Bỉ, nhằm yêu cầu các nhóm chính trị đối lập chấp nhận thành lập liên minh sau khi nước này rơi vào tình trạng không có người "cầm lái" trong suốt bảy tháng qua.
Cảnh sát địa phương cho biết khoảng 20.000-30.000 người đã tham gia cuộc tuần hành hòa bình do một nhóm sinh viên các trường đại học phát động nhằm kêu gọi lãnh đạo các đảng phái chính trị ở nước này đoàn kết để thành lập chính phủ mới, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài ở Bỉ.
Kể từ sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 6-2010, nước Bỉ vẫn trong tình trạng không có chính phủ sau khi các cuộc đàm phán về thành lập chính phủ liên minh giữa các đảng cánh hữu Flemish của cộng đồng nói tiếng Hà Lan và các liên minh cánh tả của cộng đồng nói tiếng Pháp liên tiếp đổ vỡ vì không thể giải quyết được những bất đồng kéo dài lâu nay về sửa đổi Hiến pháp và phân quyền nhiều hơn cho các vùng ở Bỉ.
Cuộc khủng hoảng này càng trở nên trầm trọng hơn, sau khi nhà trung gian hòa giải Johan Vande Lanotte ngày 6-1 "chào thua" sứ mệnh thuyết phục các chính đảng có chân trong Quốc hội trở lại bàn đàm phán về thành lập chính phủ mới.
Người dân Bỉ biểu tình tại Brussels ngày 23-1. Ảnh: TTXVN |
Cảnh sát địa phương cho biết khoảng 20.000-30.000 người đã tham gia cuộc tuần hành hòa bình do một nhóm sinh viên các trường đại học phát động nhằm kêu gọi lãnh đạo các đảng phái chính trị ở nước này đoàn kết để thành lập chính phủ mới, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài ở Bỉ.
Kể từ sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 6-2010, nước Bỉ vẫn trong tình trạng không có chính phủ sau khi các cuộc đàm phán về thành lập chính phủ liên minh giữa các đảng cánh hữu Flemish của cộng đồng nói tiếng Hà Lan và các liên minh cánh tả của cộng đồng nói tiếng Pháp liên tiếp đổ vỡ vì không thể giải quyết được những bất đồng kéo dài lâu nay về sửa đổi Hiến pháp và phân quyền nhiều hơn cho các vùng ở Bỉ.
Cuộc khủng hoảng này càng trở nên trầm trọng hơn, sau khi nhà trung gian hòa giải Johan Vande Lanotte ngày 6-1 "chào thua" sứ mệnh thuyết phục các chính đảng có chân trong Quốc hội trở lại bàn đàm phán về thành lập chính phủ mới.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc