Multimedia Đọc Báo in

Các cuộc biểu tình chống chính phủ biến thành bạo động

15:35, 19/02/2011
Các cuộc xung đột đẫm máu giữa lực lượng an ninh và người biểu tình chống chính phủ ở Bahrain, Libya và Yemen đã làm cho nhiều người chết và bị thương.

Tại Libya, báo chí nước này đưa tin các cuộc xung đột giữa lực lượng an ninh và người biểu tình chống chính phủ trong “ngày phẫn nộ” đã làm ít nhất 27 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Riêng tại thành phố Al-Baida, cách thủ đô Tripoli 1200 km về phía tây, đã có ít nhất 16 người chết trong các cuộc xung đột với cảnh sát.
Người dân đang biểu tình phản đối chính phủ Lybia. Ảnh: EPA
Người dân đang biểu tình phản đối chính phủ Lybia. Ảnh: EPA

Những người biểu tình hô to khẩu hiệu như: "Chúng tôi muốn hiến pháp", "Đối thoại nhưng không tàn sát", và "Không tham nhũng".

Đám đông cũng kêu gọi chính phủ không được sử dụng đạn thật chống lại người biểu tình và duy trì quyền hợp pháp được đình công của người dân. Trong khi đó, Xinhua đưa tin, tiếng súng vẫn vang lên tại nhiều khu vực khác nhau ở thành phố Benghazi, lớn thứ hai Lybia.

Khoảng 1.000 tù nhân cũng đã thoát ra khỏi một nhà tù ở Benghazi khi có một cuộc nổi dậy tại nhà tù này.

Ngày 18-2, những người bạo loạn chống chính phủ cũng đã treo cổ hai cảnh sát, và một đồn cảnh sát bị phóng hỏa ở thành phố Al-Baida ở phía đông.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn trên khắp Yemen để kêu gọi Tổng thống Ali Abdallah Saleh từ chức. Cảnh sát đã nổ súng khiến ít nhất ba người chết và 19 người bị thương. Như vậy, đã có tổng cộng 5 người thiệt mạng trong 3 ngày qua. Một số người được chứng kiến quy trách nhiệm cho chính phủ về cuộc tấn công này.

Tại Jordan, các cuộc biểu tình trở thành bạo động khi người ủng hộ chính phủ đụng độ với những người biểu tình đòi cải tổ chính trị. Có ít nhất tám người bị thương sau khi những người ủng hộ chính phủ tấn công người biểu tình bằng gậy gộc.

Trước đó, tại Bahrain, lực lượng an ninh đã nổ súng khi những người tham dự đám tang tìm cách trở lại quảng trường trung tâm ở thủ đô, bất chấp lệnh cấm biểu tình của chính phủ.
Vụ can thiệp của cảnh sát đã khiến ít nhất 4 người chết, hơn 200 người bị thương và hàng chục người bị bắt giữ. Giáo sĩ Hồi giáo Shia cao cấp của Barain đã mô tả cuộc tấn công người biểu tình của cảnh sát là một vụ “tàn sát”.

G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc