Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak: CẢNH BÁO CHÁY RỪNG CẤP NGUY HIỂM

16:04, 16/02/2011
Chi cục Kiểm lâm cho biết, cảnh báo cháy rừng ở Dak Lak đang ở cấp IV, cấp nguy hiểm. Nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh. Toàn tỉnh hiện có khoảng  trên 340.000 ha rừng dễ cháy, trong đó rừng tự nhiên khoảng trên 300.000 ha, tập trung ở các huyện: Buôn Đôn, Ea H’leo, Ea Súp, Lak…

 

Diễn tập phòng chống cháy rừng ở Lak mùa khô năm 2008
Diễn tập phòng chống cháy rừng  Ảnh:  L.H
Các khu vực trong nước có nguy cơ cháy rừng ở cấp nguy hiểm (cấp IV) gồm: Khu vực Tri Tôn, Tịnh Biên, (An Giang); Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc (Đồng Nai); Chư Păh, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang, Krông Pa (Gia Lai); Đạ Tẻh, Đạ Hoai, Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng); Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp (Nghệ An).

Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống cháy rừng đã yêu cầu UBND các cấp và chủ rừng thuộc các địa phương thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
 

 

12 tỉnh có nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm:
Diện tích rừng ở các khu vực có nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V) gồm: Rừng toàn tỉnh Dak Nông và Tây Ninh; Yên Thế (Bắc Giang); Lộc Ninh, Bù Đăng, Phước Long, Bình Long, Đồng Phú ( Bình Phước); Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc, (Bà Rịa - Vũng Tàu); Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu (Đồng Nai); Kim Bảng, Thanh Liêm (Hà Nam); Phú Quốc (Kiên Giang); Dak Hà, Ngọc Hồi, Dak Tô, Sa Thầy, thị xã Kon Tum (Kon Tum); khu vực Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương, Di Linh, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng); khu vực TP. Ninh Bình (Ninh Bình); Như Xuân, Như Thanh, Tĩnh Gia, Thường Xuân (Thanh Hoá).
Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.