“Hội chứng Ai Cập” lan khắp Trung Đông
18:20, 18/02/2011
Làn sóng biểu tình đòi cải cách chính trị âm ỉ tại Trung Đông thực sự bùng nổ kể từ khi Tổng thống Mubarak bị hạ bệ tại Ai Cập. Hàng loạt điểm nóng mới như Bahrain và Yemen đang tìm cách lặp lại kịch bản ở Cairo.
Các cuộc tuần hành ở những nước này có nhiều nét du nhập từ Ai Cập như khuấy động bằng Internet và chiếm giữ quảng trường trung tâm thủ đô làm nơi tập hợp lực lượng.
* Tại Bahrain, chính phủ nước này đã mạnh tay khi dùng lực lượng vũ trang giải tán đám đông người biểu tình.
Cảnh sát chống bạo động đã xông vào quảng trường chính ở thủ đô Manama của Bahrain sáng ngày 17-2, giải tán hàng nghìn người biểu tình đã dựng lều trại để đòi thay đổi mạnh mẽ thể chế chính trị tại vương quốc này.
Tối 17-2, lực lượng quân đội đã kiểm soát hoàn toàn thủ đô Manama của Bahrain sau khi cảnh sát chống bạo động giải tán hàng nghìn người Shiite biểu tình ở quảng trường Ngọc Trai để đòi có tiếng nói lớn hơn tại quốc gia do người Sunni lãnh đạo này.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Bahrain cảnh báo quân đội sẽ "áp dụng mọi biện pháp nghiêm khắc để lập lại trật tự và an ninh công cộng".
Bộ trưởng Y tế Bahrain Faisal Bin Al-Hamer xác nhận ít nhất 4 người thiệt mạng và 231 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.
Ngoại trưởng Khalifa nhấn mạnh việc cảnh sát giải tán cuộc biểu tình tại quảng trường Ngọc Trai là "một bước quan trọng" nhằm đưa Bahrain thoát khỏi cái gọi là "bờ vực xung đột giáo phái".
Tối 17-2, ngoại trưởng các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã họp khẩn cấp tại Manama để thảo luận về tình hình Bahrain. Trong thông cáo báo chí, các ngoại trưởng GCC bày tỏ sự ủng hộ đối với Bahrain về mặt chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng, đồng thời nhấn mạnh các nước vùng Vịnh không thể chấp nhận một sự thay đổi cơ bản tại quốc gia thành viên này.
* Cuộc biểu tình tại Yemen nổ ra từ sau sự kiện Tunisia hồi tháng một và tiếp diễn cùng với tình hình tại Ai Cập. Sau các cuộc tuần hành của người dân, ngày 2-2 Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh phải tuyên bố ông sẽ không tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ mới sau 32 năm cầm quyền, đồng thời khẳng định sẽ không trao quyền cho con trai.
Tuy nhiên những nhượng bộ của Tổng thống Saleh vẫn không thể xoa dịu làn sóng phản đối của người dân tại thủ đô Sanaa cùng hai thành phố lớn Aden và Taiz. Những người đòi cải cách chính trị này đã đụng độ với người ủng hộ chính phủ và cảnh sát can thiệp, đẩy Yemen vào bầu không khí nóng không kém Ai Cập.
Qua ít ngày tạm lắng, đợt biểu tình mới lại trỗi dậy tại Yemen sau sự kiện Mubarak bị lật đổ ở Ai Cập và đã bước sang ngày thứ 7 liên tiếp. Có ít nhất một người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong các vụ đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối chính phủ, cùng sự can thiệp của cảnh sát.
* Libya nằm giữa hai tâm điểm Tunisia và Ai Cập, cũng có nhiều nét tương đồng về kinh tế chính trị, nên Libya khó có thể "miễn nhiễm" trước làn sóng đòi thay đổi của người dân.
Cuộc biểu tình ở Benghazi có khoảng 2.000 người tham gia được châm ngòi từ vụ bắt một luật sư chỉ trích chính phủ và là hành động thách thức chính quyền đầu tiên ở Libya, vốn được biết đến với chính sách cứng rắn đối với người chống đối. Sau đó trên các trang mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi xuống đường trên khắp Libya trong "Ngày nổi giận" 17-2.
Tổng thống Muammar Gaddafi cầm quyền tại Libya từ năm 1969 và là nhà lãnh đạo có thời gian tại chức lâu nhất thế giới Ảrập, tối qua có bài phát biểu trên truyền thông quốc gia đã không nhắc gì tới sự kiện Benghazi. Nhưng ông khẳng định những con rối của Mỹ và chủ nghĩa phục quốc Do Thái ở Libya sẽ "rụng như lá mùa thu".
Lời cảnh báo của lãnh đạo Libya với những người biểu tình từng được hiện thực hoá nhiều lần trước đây, khi các cuộc tuần hành phản đối chính phủ đều được lực lượng an ninh "giải quyết" êm thấm. Tuy nhiên đó là thời điểm khi lãnh đạo kỳ cựu của hai nước láng giềng là Tunisia ở phía tây và Ai Cập ở phía đông vẫn chưa bị lật đổ.
Ngoài những điểm nóng lớn nhất hiện nay trong làn sóng biểu tình Trung Đông là Bahrain, Yemen và Libya, người dân tại nhiều nước khác trong khu vực cũng xuống đường đòi cải cách chính trị như Algeria, Jordan, Syria và Marốc.
* Thế nhưng vấn đề đáng nói là sau những cuộc biểu tình lật đổ chính phủ, tình hình tại nhiều nước vẫn không thể ổn định.
Sau các cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống Ben Ali, người dân thủ đô Tunis của Tunisia hiện đang phải đối mặt với nạn tội phạm tràn lan, nhất là các vụ cướp có vũ trang và trộm cắp.
Từ những con phố quanh co trong khu phố cổ Medina đến những khu trung lưu giàu có hơn, ai cũng lo sợ bị trở thành nạn nhân của các vụ trộm cướp. Người dân cho biết nhiều kẻ tội phạm là thanh niên từ 25-30 tuổi, mang theo dao găm cướp tiền, đồng hồ, điện thoại di động. Đặc biệt, có nhiều người say rượu trên đường phố và trêu ghẹo phụ nữ - điều chưa bao giờ xảy ra ở Tunisia.
Theo Bộ Nội vụ Tunisia, các cơ sở của cả nhà nước và tư nhân đều trở thành mục tiêu của bọn cướp. Thậm chí có những đối tượng tự xưng là người vô gia cư đến chiếm nhà của người khác. Hãng thông tấn TAP dẫn lời Đảng Xanh Vì sự tiến bộ của Tunisia cho biết các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia đang bị xâm phạm và phá hoại.
Khoảng 9.500 tù nhân đã vượt ngục trong thời gian biểu tình, và ngày 15-2 vừa qua lại có 16 tù nhân khác trốn khỏi nhà tù ở thành phố duyên hải Gabes, miền Nam Tunisia. Hiện Bộ Nội vụ Tunisia vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp, trong khi quân đội đã phải huy động lực lượng dự bị để đảm bảo kiểm soát tình hình.
Còn tại Ai Cập, gần một tuần kể từ khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải từ chức sau các cuộc biểu tình rầm rộ, thủ đô Cairo của nước này hiện vẫn trong tình trạng báo động an ninh.
Các ngân hàng, trường học đóng cửa, nhân viên các ngành đình công, xe tăng xuất hiện trên các đường phố.
Những người tổ chức biểu tình hô hào một cuộc "tuần hành mừng chiến thắng" lật đổ ông Mubarak ở thủ đô Cairo trong ngày 18-2.
Trong khi đó, một số nhóm khác ủng hộ ông Mubarak cũng dự định tổ chức một cuộc biểu tình tương tự để bày tỏ "ghi nhận công lao" của ông trong gần 30 năm cầm quyền.
Các cuộc tuần hành ở những nước này có nhiều nét du nhập từ Ai Cập như khuấy động bằng Internet và chiếm giữ quảng trường trung tâm thủ đô làm nơi tập hợp lực lượng.
* Tại Bahrain, chính phủ nước này đã mạnh tay khi dùng lực lượng vũ trang giải tán đám đông người biểu tình.
Các bác sĩ ở bệnh viện cũng tiến hành cuộc biểu tình riêng sau khi chiến dịch giải tán người biểu tình của cảnh sát gây nhiều thương vong |
Cảnh sát chống bạo động đã xông vào quảng trường chính ở thủ đô Manama của Bahrain sáng ngày 17-2, giải tán hàng nghìn người biểu tình đã dựng lều trại để đòi thay đổi mạnh mẽ thể chế chính trị tại vương quốc này.
Tối 17-2, lực lượng quân đội đã kiểm soát hoàn toàn thủ đô Manama của Bahrain sau khi cảnh sát chống bạo động giải tán hàng nghìn người Shiite biểu tình ở quảng trường Ngọc Trai để đòi có tiếng nói lớn hơn tại quốc gia do người Sunni lãnh đạo này.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Bahrain cảnh báo quân đội sẽ "áp dụng mọi biện pháp nghiêm khắc để lập lại trật tự và an ninh công cộng".
Bộ trưởng Y tế Bahrain Faisal Bin Al-Hamer xác nhận ít nhất 4 người thiệt mạng và 231 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.
Ngoại trưởng Khalifa nhấn mạnh việc cảnh sát giải tán cuộc biểu tình tại quảng trường Ngọc Trai là "một bước quan trọng" nhằm đưa Bahrain thoát khỏi cái gọi là "bờ vực xung đột giáo phái".
Tối 17-2, ngoại trưởng các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã họp khẩn cấp tại Manama để thảo luận về tình hình Bahrain. Trong thông cáo báo chí, các ngoại trưởng GCC bày tỏ sự ủng hộ đối với Bahrain về mặt chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng, đồng thời nhấn mạnh các nước vùng Vịnh không thể chấp nhận một sự thay đổi cơ bản tại quốc gia thành viên này.
* Cuộc biểu tình tại Yemen nổ ra từ sau sự kiện Tunisia hồi tháng một và tiếp diễn cùng với tình hình tại Ai Cập. Sau các cuộc tuần hành của người dân, ngày 2-2 Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh phải tuyên bố ông sẽ không tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ mới sau 32 năm cầm quyền, đồng thời khẳng định sẽ không trao quyền cho con trai.
Tuy nhiên những nhượng bộ của Tổng thống Saleh vẫn không thể xoa dịu làn sóng phản đối của người dân tại thủ đô Sanaa cùng hai thành phố lớn Aden và Taiz. Những người đòi cải cách chính trị này đã đụng độ với người ủng hộ chính phủ và cảnh sát can thiệp, đẩy Yemen vào bầu không khí nóng không kém Ai Cập.
Qua ít ngày tạm lắng, đợt biểu tình mới lại trỗi dậy tại Yemen sau sự kiện Mubarak bị lật đổ ở Ai Cập và đã bước sang ngày thứ 7 liên tiếp. Có ít nhất một người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong các vụ đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối chính phủ, cùng sự can thiệp của cảnh sát.
* Libya nằm giữa hai tâm điểm Tunisia và Ai Cập, cũng có nhiều nét tương đồng về kinh tế chính trị, nên Libya khó có thể "miễn nhiễm" trước làn sóng đòi thay đổi của người dân.
Cuộc biểu tình ở Benghazi có khoảng 2.000 người tham gia được châm ngòi từ vụ bắt một luật sư chỉ trích chính phủ và là hành động thách thức chính quyền đầu tiên ở Libya, vốn được biết đến với chính sách cứng rắn đối với người chống đối. Sau đó trên các trang mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi xuống đường trên khắp Libya trong "Ngày nổi giận" 17-2.
Tổng thống Muammar Gaddafi cầm quyền tại Libya từ năm 1969 và là nhà lãnh đạo có thời gian tại chức lâu nhất thế giới Ảrập, tối qua có bài phát biểu trên truyền thông quốc gia đã không nhắc gì tới sự kiện Benghazi. Nhưng ông khẳng định những con rối của Mỹ và chủ nghĩa phục quốc Do Thái ở Libya sẽ "rụng như lá mùa thu".
Lời cảnh báo của lãnh đạo Libya với những người biểu tình từng được hiện thực hoá nhiều lần trước đây, khi các cuộc tuần hành phản đối chính phủ đều được lực lượng an ninh "giải quyết" êm thấm. Tuy nhiên đó là thời điểm khi lãnh đạo kỳ cựu của hai nước láng giềng là Tunisia ở phía tây và Ai Cập ở phía đông vẫn chưa bị lật đổ.
Ngoài những điểm nóng lớn nhất hiện nay trong làn sóng biểu tình Trung Đông là Bahrain, Yemen và Libya, người dân tại nhiều nước khác trong khu vực cũng xuống đường đòi cải cách chính trị như Algeria, Jordan, Syria và Marốc.
* Thế nhưng vấn đề đáng nói là sau những cuộc biểu tình lật đổ chính phủ, tình hình tại nhiều nước vẫn không thể ổn định.
Sau các cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống Ben Ali, người dân thủ đô Tunis của Tunisia hiện đang phải đối mặt với nạn tội phạm tràn lan, nhất là các vụ cướp có vũ trang và trộm cắp.
Từ những con phố quanh co trong khu phố cổ Medina đến những khu trung lưu giàu có hơn, ai cũng lo sợ bị trở thành nạn nhân của các vụ trộm cướp. Người dân cho biết nhiều kẻ tội phạm là thanh niên từ 25-30 tuổi, mang theo dao găm cướp tiền, đồng hồ, điện thoại di động. Đặc biệt, có nhiều người say rượu trên đường phố và trêu ghẹo phụ nữ - điều chưa bao giờ xảy ra ở Tunisia.
Theo Bộ Nội vụ Tunisia, các cơ sở của cả nhà nước và tư nhân đều trở thành mục tiêu của bọn cướp. Thậm chí có những đối tượng tự xưng là người vô gia cư đến chiếm nhà của người khác. Hãng thông tấn TAP dẫn lời Đảng Xanh Vì sự tiến bộ của Tunisia cho biết các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia đang bị xâm phạm và phá hoại.
Khoảng 9.500 tù nhân đã vượt ngục trong thời gian biểu tình, và ngày 15-2 vừa qua lại có 16 tù nhân khác trốn khỏi nhà tù ở thành phố duyên hải Gabes, miền Nam Tunisia. Hiện Bộ Nội vụ Tunisia vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp, trong khi quân đội đã phải huy động lực lượng dự bị để đảm bảo kiểm soát tình hình.
Còn tại Ai Cập, gần một tuần kể từ khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải từ chức sau các cuộc biểu tình rầm rộ, thủ đô Cairo của nước này hiện vẫn trong tình trạng báo động an ninh.
Các ngân hàng, trường học đóng cửa, nhân viên các ngành đình công, xe tăng xuất hiện trên các đường phố.
Những người tổ chức biểu tình hô hào một cuộc "tuần hành mừng chiến thắng" lật đổ ông Mubarak ở thủ đô Cairo trong ngày 18-2.
Trong khi đó, một số nhóm khác ủng hộ ông Mubarak cũng dự định tổ chức một cuộc biểu tình tương tự để bày tỏ "ghi nhận công lao" của ông trong gần 30 năm cầm quyền.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc