Sẽ không còn những bàn thắng gây tranh cãi
09:10, 10/02/2011
Bắt đầu từ tháng 3 tới đây, sẽ không còn những bàn thắng gây tranh cãi, khi FIFA sẽ áp dụng công nghệ Goalline (công nghệ bắn tia lazer suốt hai cột gôn) vào các trận đấu.
Từ trước đến nay, FIFA đã phải hứng chịu sức ép từ những quyết định sai lầm của các trọng tài, đặc biệt là các tình huống nhận định bàn thắng đã xảy ra hay chưa. Những tình huống như vậy sẽ làm thay đổi cục diện trận đấu và dẫn đến những tranh cãi nảy lửa. Vì thế, sau khi cân nhắc, FIFA sẽ chấp thuận sử dụng công nghệ Goalline vào các trận đấu bóng đá để chấm dứt tình trạng này.
Hiện nay, có hơn 10 công ty đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu thầu gói thầu Goalline của FIFA và họ sẽ có buổi thuyết trình tại trụ sở FIFA ở Zurich vào tuần tới. Tiêu chí cơ bản mà các công ty phải đáp ứng, là công nghệ của họ phải xác định chính xác 100% các tình huống bóng qua vạch vôi và tự động truyền kết quả cho trọng tài chính cũng như các trợ lý trọng tài trong vòng 1 giây đồng hồ. Các thử nghiệm sẽ được tiến hành trong vòng 1 tuần, từ ngày 7 đến 13-2. Sau đó, cuộc họp của Hội đồng các LĐBĐ quốc tế (IFAB) tổ chức tại Celtic Manor (xứ Wales) vào ngày 5-3 để đưa ra đánh giá cuối cùng. Nếu dự án này khả thi thì công nghệ Goalline sẽ được bổ sung vào luật bóng đá mới. Bước đầu, có thể công nghệ Goalline sẽ chưa được áp dụng rộng rãi mà cần phải thử thách mức độ hiệu quả ở từng cấp độ giải đấu khác nhau.
Khi dự án Goalline được đưa vào áp dụng rộng rãi, sẽ tạo nên bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của bóng đá. Khi đó, sẽ không còn những "bàn thắng ma" và lấy lại sự công bằng đáng có.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm vẫn tin rằng chính những quyết định cảm tính của con người là một phần không thể thiếu tạo nên sức hấp dẫn cho các trận cầu. Sở dĩ, dự án Goalline đến nay mới được FIFA chính thức thử nghiệm sau quá nhiều lần nhấc lên đặt xuống là vì sự phản đối của Chủ tịch Sepp Blatter.
Vị chủ tịch quyền lực của FIFA phản đối công nghệ này bởi "sai lầm là một phần của con người, và của cuộc chơi". Tuy nhiên, quan điểm của Blatter vấp phải làn sóng phản đối dữ dội kể từ World Cup 2010. Khi Lampard ghi bàn cho đội tuyển Anh vào lưới Đức nhưng không được trọng tài công nhận.
Bản thân Michel Platini, Chủ tịch LĐBĐ châu Âu và đồng thời là người đứng đầu IFAB, cũng ưu tiên phương án sử dụng thêm 2 trọng tài đứng sau cầu môn để xác định các bàn thắng đã vào hay chưa thay vì phụ thuộc vào những thiết bị công nghệ cao.
Từ trước đến nay, FIFA đã phải hứng chịu sức ép từ những quyết định sai lầm của các trọng tài, đặc biệt là các tình huống nhận định bàn thắng đã xảy ra hay chưa. Những tình huống như vậy sẽ làm thay đổi cục diện trận đấu và dẫn đến những tranh cãi nảy lửa. Vì thế, sau khi cân nhắc, FIFA sẽ chấp thuận sử dụng công nghệ Goalline vào các trận đấu bóng đá để chấm dứt tình trạng này.
Công nghệ Goalline sẽ hạn chế những bàn thắng gây tranh cãi |
Hiện nay, có hơn 10 công ty đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu thầu gói thầu Goalline của FIFA và họ sẽ có buổi thuyết trình tại trụ sở FIFA ở Zurich vào tuần tới. Tiêu chí cơ bản mà các công ty phải đáp ứng, là công nghệ của họ phải xác định chính xác 100% các tình huống bóng qua vạch vôi và tự động truyền kết quả cho trọng tài chính cũng như các trợ lý trọng tài trong vòng 1 giây đồng hồ. Các thử nghiệm sẽ được tiến hành trong vòng 1 tuần, từ ngày 7 đến 13-2. Sau đó, cuộc họp của Hội đồng các LĐBĐ quốc tế (IFAB) tổ chức tại Celtic Manor (xứ Wales) vào ngày 5-3 để đưa ra đánh giá cuối cùng. Nếu dự án này khả thi thì công nghệ Goalline sẽ được bổ sung vào luật bóng đá mới. Bước đầu, có thể công nghệ Goalline sẽ chưa được áp dụng rộng rãi mà cần phải thử thách mức độ hiệu quả ở từng cấp độ giải đấu khác nhau.
Khi dự án Goalline được đưa vào áp dụng rộng rãi, sẽ tạo nên bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của bóng đá. Khi đó, sẽ không còn những "bàn thắng ma" và lấy lại sự công bằng đáng có.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm vẫn tin rằng chính những quyết định cảm tính của con người là một phần không thể thiếu tạo nên sức hấp dẫn cho các trận cầu. Sở dĩ, dự án Goalline đến nay mới được FIFA chính thức thử nghiệm sau quá nhiều lần nhấc lên đặt xuống là vì sự phản đối của Chủ tịch Sepp Blatter.
Vị chủ tịch quyền lực của FIFA phản đối công nghệ này bởi "sai lầm là một phần của con người, và của cuộc chơi". Tuy nhiên, quan điểm của Blatter vấp phải làn sóng phản đối dữ dội kể từ World Cup 2010. Khi Lampard ghi bàn cho đội tuyển Anh vào lưới Đức nhưng không được trọng tài công nhận.
Bản thân Michel Platini, Chủ tịch LĐBĐ châu Âu và đồng thời là người đứng đầu IFAB, cũng ưu tiên phương án sử dụng thêm 2 trọng tài đứng sau cầu môn để xác định các bàn thắng đã vào hay chưa thay vì phụ thuộc vào những thiết bị công nghệ cao.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc