Báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam 2011: thắt chặt chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế
08:26, 18/05/2011
Sáng 17-5, lễ công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011 với chủ đề “Nền kinh tế trước ngã 3 đường” được Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Phát triển quốc tế Anh tổ chức.
Báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam 2011 đề cập đến một loạt vấn đề trọng yếu mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt khi bước vào thập niên mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp . Đó là những rủi ro tiềm tàng của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, những vấn đề cốt yếu bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng kinh tế hiện thời, tích tụ rủi ro lên hệ thống tài chính, nguyên nhân gây ra những mất cân đối vĩ mô trong nền kinh tế; tìm hiểu nguyên nhân của lạm phát tại Việt Nam; lãi suất, nợ công, thâm hụt thương mại...
Báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam 2011 đề cập đến một loạt vấn đề trọng yếu mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt khi bước vào thập niên mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp . Đó là những rủi ro tiềm tàng của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, những vấn đề cốt yếu bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng kinh tế hiện thời, tích tụ rủi ro lên hệ thống tài chính, nguyên nhân gây ra những mất cân đối vĩ mô trong nền kinh tế; tìm hiểu nguyên nhân của lạm phát tại Việt Nam; lãi suất, nợ công, thâm hụt thương mại...
Trong số các thông điệp quan trọng gửi đến các nhà hoạch định chính sách, Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh: năm 2011 kinh tế Việt nam ở vào thế bất lợi hơn năm 2008, cho dù 2008 là năm chịu ảnh hưởng lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những khó khăn kinh tế bắt nguồn từ trong nước. Lý do là vì năm 2008, ngân sách chưa bị thâm hụt quá sâu nên chính sách tài khóa còn có thể khá linh hoạt trong việc thay đổi mức độ thu – chi; hoặc lạm phát lúc đó cũng tăng cao, nhưng lãi suất lúc đó chưa cao và khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát còn có thể chập nhận được…
Báo cáo cho rằng: để ổn định kinh tế, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là thắt chặt chính sách tiền tệ một cách kiên quyết và kiên nhẫn. Chính sách tài khóa cũng cần thắt chặt, nhưng trên cơ sở tính toán đến khả năng tăng trưởng dài hạn.
Đáng lưu ý, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhiều khả năng nợ công Việt Nam sẽ tạm thời chững lại trong năm 2011, nhưng những năm tiếp theo sẽ tăng dần đều tới mức 64% GDP vào năm 2015 và 80% GDP vào năm 2020. Kịch bản này đòi hỏi Chính phủ phải đưa dần thâm hụt ngân sách tổng thể từ 7,7% trong năm 2009 xuống còn 4,3% trong năm 2011; 3,1% trong năm 2015 và 2,8% GDP trong năm 2020. Mặc dù khẳng định khả năng thanh toán và thanh khoản của nợ công nước ta vẫn trong ngưỡng an toàn, song cục diện chung tiềm ẩn nhiều dấu hiệu cần hết sức thận trọng.
H.H
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc