Multimedia Đọc Báo in

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập Đoàn kiểm tra về quản lý bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

11:08, 12/05/2011

 Báo Dak Lak số ra thứ Sáu, ngày 22-4-2011 và Dak Lak Online đã đăng Phóng sự điều tra “Ồ ạt “xẻ thịt” Vườn Quốc gia Yok Đôn” phản ánh tình trạng lâm tặc lộng hành trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Yok Đôn. Cùng với Báo Dak Lak, nhiều cơ quan thông tin đại chúng khác cũng đã có nhiều tin bài phản ánh tình trạng lâm tặc ngang nhiên đốn hạ hàng trăm cây gỗ hương quý hiếm trong vườn quốc gia rộng nhất nước này, gây thất thoát lớn về tài nguyên rừng. Đồng thời cho thấy công tác quản lý bảo vệ rừng ở đây không chỉ lỏng lẻo mà còn bộc lộ nhiều bất cập, có dấu hiệu bất thường.

Gỗ hương bị lâm tặc cắt hạ tại tiểu khu 507 Vườn Quốc gia Yok Đôn
Gỗ hương bị lâm tặc cắt hạ tại tiểu khu 507 của Vườn Quốc gia Yok Đôn (ảnh chụp chiều 20-4-2011)

 Tiếp nhận thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thành lập Đoàn công tác làm việc trực tiếp với lãnh đạo Vườn Quốc gia Yok Đôn và chính quyền địa phương.
Theo Công văn số 586/TCLN-VP, ngày 9-5 của Tổng cục Lâm nghiệp, Đoàn công tác do đồng chí Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm trưởng đoàn sẽ làm việc với Vườn Quốc gia Yok Đôn vào ngày 14-5 nhằm làm rõ thêm những thông tin mà báo chí phản ánh trong thời gian qua; đồng thời tập trung kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị này.

Việt Cường
                                                                  


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.