Multimedia Đọc Báo in

Hỗn loạn giao thông do đường xuống cấp

11:24, 04/07/2011

Thời gian gần đây, Quốc lộ 14 đoạn qua khu vực cầu Duy Hòa (phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) bị xuống cấp nghiêm trọng khiến tình trạng giao thông tại đây gần như hỗn loạn thường xuyên.

Cảnh hỗn loạn giao thông tại khu vực cầu Duy Hòa nhìn từ trên cao
Mặt đường xuống cấp, lưu lượng xe qua lại đông cộng thêm thời tiết hay mưa đã khiến đoạn quốc lộ này không khác gì một bãi sình lầy. Tình trạng kẹt xe và giao thông hỗn loạn càng nghiêm trọng hơn vào đầu giờ buổi sáng, thời điểm tan tầm hoặc có mưa lớn…

 

xe máy
Các phương tiện tham gia giao thông cố chen lấn thoát ra khỏi đoạn đường này đã gây nên cảnh hỗn loạn

Quan sát tại khu vực này, chúng tôi ghi nhận được tình trạng xe máy, xe tải, xe khách chen lấn dọc ngang cố thoát khỏi các hố nước lớn nằm ngay ở giữa đường.

 

xe
 
xe
Tại đây hiện đang xuất hiện rất nhiều "ao" sình lầy mỗi khi mưa xuống 

Trao đổi với phóng viên Báo Dak Lak, ông Đỗ Bình Chính, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Dak Lak cho biết, đoạn đường này nằm trong một gói thầu trong Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn phía nam TP. Buôn Ma Thuột. Gói thầu này chưa được khởi công xây dựng nên hiện phải tạm dừng bố trí vốn đầu tư do thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

 

o
Người dân đang mong mỏi đoạn đường này sớm được tu sửa để bảo đảm an toàn giao thông

Ông Chính cho biết, để bảo đảm giao thông thông suốt, trước mắt Sở sẽ tiến hành cho lấp các ổ gà, đồng thời phối hợp với lực lượng CSGT tỉnh bố trí lực lượng điều tiết giao thông tại đây. Hiện Sở cũng đang lập tờ trình đề nghị  Bộ Giao thông Vận tải bố trí vốn để sửa chữa tạm đoạn đường này.
                                                                                                                                          Việt Cường  


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.