Multimedia Đọc Báo in

Điều gì đã dẫn đến phong trào "Chiếm lấy phố Wall"

16:13, 07/10/2011
Phong trào "Chiếm lấy phố Wall" đang phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của các công đoàn và giới thanh niên Mỹ. Hàng nghìn người đã lên tiếng chống lại sự tham lam của các công ty Mỹ tại phố Wall và sự bất bình đẳng kinh tế.
 
Vậy điều gì đã dẫn đến phong trào "Chiếm lấy phố Wall"?

Sự đình trệ kinh tế

Thông thường, các phong trào nổi loạn có thể dễ dàng được khởi nguồn từ sự đình trệ và suy thoái kinh tế.

Ông Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thừa nhận trước Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế của Quốc hội nước này rằng ông hiểu
Phong trào "Chiếm lấy phố Wall" đang làm rung chuyển nước Mỹ
Phong trào "Chiếm lấy phố Wall" đang làm rung chuyển nước Mỹ
cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Goldman Sachs tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 và 2012, cảnh báo rằng châu Âu và Hoa Kỳ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế tăng cao.

Dựa trên những dữ liệu hiện tại, nhà kinh tế học Nouriel Roubini, thậm chí còn nói Mỹ đang bước vào một cuộc suy thoái một lần nữa.
Thị trường nhà ở vẫn còn phải nỗ lực cho sự phục hồi ba năm sau khi bong bóng bất động sản vỡ, và số nhà bị tịch thu tăng lên. Người Mỹ đang chịu mất nhà của họ ngay cả sau khi họ đã trả một số tiền lớn thế chấp.

Thị trường việc làm ảm đạm, tình trạng thất nghiệp dài hạn sẽ trở thành một "cuộc khủng hoảng quốc gia" mà chính phủ liên bang không thể khắc phục được. Điều đó gây khó khăn cho những người trẻ tuổi tìm được việc làm.

Bên cạnh đó, những thông tin xấu từ châu Âu liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ với việc Hy Lạp đang trên bờ vực phá sản, trong khi Tây Ban Nha và Italia đang phải vật lộn với khó khăn tài chính, căng thẳng thanh khoản trong các ngân hàng châu Âu đặt ra rủi ro lớn cho các ngân hàng Mỹ. Tất cả đã khiến mọi người lo ngại rằng một cuộc khủng hoảng tương tự như năm 2008 có thể sẽ xảy ra.

Đó là những lý do tại sao người Mỹ đang đứng lên.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Phố Wall sở hữu sự giàu có nhất, cùng với đó là sự tham lam và tham nhũng. Đó là một phần nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong năm 2008. Các gói cứu trợ khổng lồ của phố Wall đã dẫn đến nợ công của chính phủ cao kỷ lục. Hơn thế, phố Wall còn "mèo mỡ" tiền viện trợ của người nộp thuế và biến chúng thành những khoản tiền thưởng khổng lồ của mình.

Với cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tăng trên khắp thế giới, và thậm chí cuộc suy thoái kinh tế mới đang cận kề thì phố Wall phải gánh chịu  trách nhiệm về những việc làm của mình.

Phần lớn người biểu tình là những người trẻ dưới 30. Nhiều người trong số họ bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong đó không ít là các sinh viên với một núi các khoản vay. Một số người thì phản ứng vì việc mất nhà của họ ngay cả khi họ đã trả một số tiền lớn thế chấp. Họ phàn nàn rằng tầng lớp trung lưu phải làm việc chăm chỉ mà vẫn nghèo, trong khi phố Wall thì vẫn giàu sụ.

William Cohan, Giám đốc quản lý cũ của JP Morgan Chase và là tác giả của "Tiền và Sức mạnh: Làm thế nào Goldman Sachs thống trị thế giới"  đã viết gần đây rằng, phố Wall không chỉ rút ra những bài học từ cuộc khủng hoảng 2008, mà họ cũng tích cực vận động hành lang để phá bỏ tất cả các cải cách có thể phá vỡ chu kỳ nguy hiểm. Trong đó ngân hàng và thương nhân nhận được rất nhiều trong khi phần còn lại phải gánh chịu hậu quả từ những sai lầm của họ".

Các nhà phân tích tin rằng đó là lý do tại sao dự luật Dodd-Frank về việc phải kiểm soát ở phố Wall và các khoản tiền thưởng lớn; tạo ra một nền móng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và bảo vệ người tiêu dùng vẫn còn là một đống giấy trên bàn làm việc của Quốc hội Mỹ mà không được thi hành.

Giang Nam
(Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.