Multimedia Đọc Báo in

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay cầm cố, thế chấp bằng vàng

17:17, 07/10/2011

Ngày 6-10-2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành văn bản số 7816/NHNN-CSTT về việc cho vay cầm cố, thế chấp bằng vàng. 

 

a

Ảnh minh họa

Theo NHNN,  thời gian qua có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân thế chấp, cầm cố vàng tại tổ chức tín dụng (TCTD) để vay vốn đầu cơ vàng và sử dụng vốn cho mục đích phi sản xuất, làm rối loạn thị trường vàng và ngoại hối. Để hoạt động cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn, hiệu quả, góp phần kiểm soát và ổn định thị trường vàng, ngoại hối, NHNN yêu cầu: trước ngày 12-10-2011, TCTD phải có báo cáo cho NHNN tình hình cho vay thế chấp, cầm cố bằng vàng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh từ ngày 1-1 đến 7-10-2011 (doanh số, dư nợ cho vay, số lượng khách hàng vay, mục đích sử dụng vốn, công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay...) và tiếp tục hàng tuần báo cáo NHNN tình hình cho vay thế chấp, cầm cố bằng vàng. Kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng vay vốn thế chấp, cầm cố bằng vàng. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN nếu cho tổ chức, cá nhân vay vốn để thực hiện các hoạt động đầu cơ vàng, gây rối loạn thị trường vàng, ngoại hối. Riêng Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phải giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay thế chấp, cầm cố bằng vàng của TCTD; kịp thời phát hiện và định kỳ hàng tuần báo cáo NHNN các trường hợp TCTD cho vay đối với tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu cơ vàng, gây rối loạn thị trường vàng, ngoại hối. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra, xử lý đối với các trường hợp TCTD cho tổ chức, cá nhân vay vốn để thực hiện các hoạt động đầu cơ .

L.N

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.