Multimedia Đọc Báo in

Kinh doanh bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

09:06, 11/10/2011

Đó là nội dung của Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam, một hoạt động hướng tới ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 8-10 tại Hà Nội, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

 

Cầu treo ở buôn Liêng Ông ở huyện Lak được xây dựn
Cầu treo ở buôn Liêng Ông ( huyện Lak) được Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên đầu tư xây dựng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao thông, phát triển kinh tế.
 
Tại Diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng: hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao chính là bởi doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm của mình với xã hội. Trách nhiệm xã hội ở đây không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ nộp thuế, làm từ thiện hay thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với người lao động, nhân viên mà còn là chia sẻ công nghệ, bí quyết…. với cộng đồng để giúp cộng đồng cùng phát triển.

Trong phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp càng không được lơ là việc củng cố nền tảng kinh doanh của mình, trong đó có vấn đề đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu, ông Bryan Fornari cho rằng, trong việc nâng cao trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp là rất cần thiết, là cầu nối để các doanh nghiệp có thể học hỏi những mặt thành công của nhau và cùng nhân rộng...

Trong khuôn khổ Diễn đàn, đại diện nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng bàn luận về vai trò của Chính phủ và các bên liên quan trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; lao động di cư và các chính sách phát triển nhân lực bền vững; vai trò của doanh nghiệp trong phòng chống tham nhũng…

Nguồn SGGP, Haiquanonline

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.