Multimedia Đọc Báo in

Khai trương cơ sở nuôi cá tầm lớn nhất Việt Nam tại Dak Lak

18:21, 13/11/2011

Sáng 12- 11, tại xã Ea Nam Ka, huyện Lak, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam (TĐCTVN) tổ chức lễ khai trương cơ sở nuôi cá tầm quy mô công nghiệp lớn nhất Việt Nam trên hồ thủy điện Buôn Tua Srah.

 

 

Quang cảnh Hội trường buổi khai trương
Quang cảnh  buổi khai trương
Cắt băng khai trương cơ sở nuôi cá tầm tại hồ thủy điện Buôn Tua Srah (xã Nam Ka, huyện Lak)
Cắt băng khai trương cơ sở nuôi cá tầm tại hồ thủy điện Buôn Tua Srah (xã Nam Ka, huyện Lak)

 

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ít biến động theo mùa, lại nằm ở độ cao trên 500m so với mặt nước biển; việc giao thông đi lại khá dễ dàng, nên hồ thủy điện Buôn Tua Srah (diện tích khoảng 37.000 ha) rất thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những loài ưa sống trong môi trường nước lạnh như cá tầm. Điều đó đã khiến nhà đầu tư lớn của nghề cá tầm Việt Nam chọn Dak Lak là nơi để ứng dụng và phát triển cơ sở nuôi cá tầm.

 

 

 

Thả những con cá tầm đầu tiên xuống lồng nuôi
Thả những con cá tầm đầu tiên xuống lồng nuôi

 

Theo ông Lê Anh Đức, Tổng giám đốc TĐCTVN: so với 5 cơ sở nuôi cá tầm của TĐCTVN tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Định, Bắc Giang thì đây là cơ sở có quy mô lớn nhất với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Giai đoạn đầu, cơ sở nuôi tại hồ thủy điện Buôn Tua Srah sẽ nuôi 40.000 con cá tầm (loại giống Beluga, Huso, Osetra, Siberian, Bester, Loro, Sterbel) để xuất khẩu thương phẩm thịt và trứng cá, trong 2 năm tới ( 2014) sẽ tăng lên khoảng 1 triệu con; sản lượng có thể đạt 10.000 tấn cá thịt/năm và 200 tấn trứng cá/năm. Với giá xuất khẩu như hiện nay là 200- 220 USD/kg cá thịt, 1.000- 6.000 USD/kg trứng cá thì đến năm 2014, khi dự án đi vào hoạt động ổn định sẽ hứa hẹn đóng góp khoảng 2.400 tỷ đồng vào tổng GDP hằng năm của Dak Lak.

 

 

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.