Thế giới tiếp tục nỗ lực phòng chống AIDS
08:07, 02/12/2011
Số liệu mới nhất của Liên hiệp quốc cho thấy trong năm 2010, khoảng 1,8 triệu người trên toàn thế giới đã chết vì những bệnh liên quan đến AIDS, giảm khoảng 100 nghìn người so với năm trước đó nhờ phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những kết quả này vẫn còn cách xa so với mục tiêu đặt ra của cộng đồng quốc tế cho cuộc chiến chống lại căn bệnh AIDS vào năm 2015. Hiện tại, chỉ có 10 quốc gia trên thế giới đạt được mục tiêu này.
Hiện trên toàn thế giới có khoảng 14 triệu người cần được điều trị, hơn một nửa trong số này không có bác sĩ và thuốc men. Nhiều người là phụ nữ và trẻ em ở các nước đang phát triển.
Tiểu vùng Sahara châu Phi vẫn là khu vực hưởng nặng nề và dễ bị tổn thương nhất, vì nó chiếm 68% số người bị nhiễm HIV của thế giới nhưng chỉ chiếm 12% dân số thế giới. Khoảng 70% ca nhiễm HIV mới và 60% trường hợp tử vong liên quan đến AIDS xảy ra trong khu vực này.
Tiếp đến là châu Á. Tuy nhiên, so với dịp cao điểm của dịch bệnh trong năm 1996, ca nhiễm HIV mới đã giảm 40% trong khu vực này.
Riêng ở Nam và Đông Nam Á có 270 nghìn ca nhiễm mới, nâng tổng số người sống chung với HIV lên khoảng 4 triệu người, trong đó có 250 nghìn ca tử vong liên quan đến AIDS vào năm 2010.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Chương trình chung của Liên hiệp quốc về AIDS (UNAIDS), để có thể thực hiện mục tiêu từ nay cho tới 2015 do cộng đồng quốc tế đặt ra cho cuộc chiến chống bệnh AIDS, thế giới phải cần từ 22 tới 24 tỷ USD mỗi năm thay vì 15 tỷ USD như hiện nay.
Trong buổi họp báo giới thiệu báo cáo về cuộc chiến chống dịch bệnh AIDS của WHO, UNAIDS và UNICEF ngày 30-1 tại trụ sở của Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Phó Giám đốc của UNAIDS, ông Paul De Lay đã khẳng định, thế giới đã đạt được những tiến bộ chưa từng thấy trong đấu tranh đẩy lùi bệnh AIDS, tuy nhiên, hàng năm, vẫn còn thiếu tới 7 tỷ USD cho hoạt đông này để có thể đạt được các mục tiêu đặt ra cho năm 2015.
Các khoản tài trợ cho cuộc chiến chống AIDS của thế giới đã bị giảm 10% trong năm 2010. Giám đốc của Quỹ Toàn cầu Chống AIDS, ông Christoph Benn, đang thúc giục cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực chiến đấu chống lại căn bệnh này, bất chấp lo ngại thiếu vốn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những kết quả này vẫn còn cách xa so với mục tiêu đặt ra của cộng đồng quốc tế cho cuộc chiến chống lại căn bệnh AIDS vào năm 2015. Hiện tại, chỉ có 10 quốc gia trên thế giới đạt được mục tiêu này.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ tuần hành nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS (1-12). Ảnh: Xinhua |
Tiểu vùng Sahara châu Phi vẫn là khu vực hưởng nặng nề và dễ bị tổn thương nhất, vì nó chiếm 68% số người bị nhiễm HIV của thế giới nhưng chỉ chiếm 12% dân số thế giới. Khoảng 70% ca nhiễm HIV mới và 60% trường hợp tử vong liên quan đến AIDS xảy ra trong khu vực này.
Tiếp đến là châu Á. Tuy nhiên, so với dịp cao điểm của dịch bệnh trong năm 1996, ca nhiễm HIV mới đã giảm 40% trong khu vực này.
Riêng ở Nam và Đông Nam Á có 270 nghìn ca nhiễm mới, nâng tổng số người sống chung với HIV lên khoảng 4 triệu người, trong đó có 250 nghìn ca tử vong liên quan đến AIDS vào năm 2010.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Chương trình chung của Liên hiệp quốc về AIDS (UNAIDS), để có thể thực hiện mục tiêu từ nay cho tới 2015 do cộng đồng quốc tế đặt ra cho cuộc chiến chống bệnh AIDS, thế giới phải cần từ 22 tới 24 tỷ USD mỗi năm thay vì 15 tỷ USD như hiện nay.
Trong buổi họp báo giới thiệu báo cáo về cuộc chiến chống dịch bệnh AIDS của WHO, UNAIDS và UNICEF ngày 30-1 tại trụ sở của Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Phó Giám đốc của UNAIDS, ông Paul De Lay đã khẳng định, thế giới đã đạt được những tiến bộ chưa từng thấy trong đấu tranh đẩy lùi bệnh AIDS, tuy nhiên, hàng năm, vẫn còn thiếu tới 7 tỷ USD cho hoạt đông này để có thể đạt được các mục tiêu đặt ra cho năm 2015.
Các khoản tài trợ cho cuộc chiến chống AIDS của thế giới đã bị giảm 10% trong năm 2010. Giám đốc của Quỹ Toàn cầu Chống AIDS, ông Christoph Benn, đang thúc giục cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực chiến đấu chống lại căn bệnh này, bất chấp lo ngại thiếu vốn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Giang Nam
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc