Multimedia Đọc Báo in

Dịch tai xanh ở heo tiếp tục diễn biến phức tạp

16:32, 02/10/2012

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp cấp bách chống dịch heo tai xanh, đồng thời đẩy mạnh tiến độ tiêm vắc xin và đến 15-9 phải hoàn thành xong như kế hoạch đã đề ra, dịch đã có dấu hiệu giảm tại một số huyện nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp.

Sở NN&PTNT đã tăng cường cán bộ của Phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y xuống các huyện Ea Súp, Krông Buk, Krông Năng, Ea Kar, Krông Pak, thị xã Buôn Hồ, TP. Buôn Ma Thuột đang xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm để tham gia phòng chống dịch bệnh cùng cán bộ huyện. Bên cạnh đó đã có 87 cán bộ, sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên xuống 5 huyện Krông Pak, Ea Súp, M’Drak, Cư M’gar, Lak để tham gia tiêm phòng chống dịch theo đề nghị của các huyện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số lượng vắc-xin và hóa chất tiêu độc khử trùng đã cấp gồm: 290.372 liều vắc-xin (đợt 1 cấp 20.000 liều, đợt 2 cấp 50.000 liều và cấp bổ sung 17.500 liều, đợt 3 cấp 202.872 liều) cho các huyện, thị xã, thành phố; và 11.200 lít  hóa chất để tiêu độc sát trùng (đợt 1 cấp 3.700 lít, đợt 2 cấp 7.500 lít).

Với những nỗ lực trên, dịch tai xanh trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu giảm tại một số huyện nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Đến nay đã có 111/184 xã, thị trấn, phường/12 huyện, thị xã, thành phố (Cư M’gar, Krông Pak, Ea Kar, M’Drak, Cư Kuin, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Buk, Krông Năng, Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ và TP. Buôn Ma Thuột), số ốm là 21.849 con, chết và tiêu huỷ 10.968 con (tổng trọng lượng huỷ 374.472 kg).   


P.V
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.