Multimedia Đọc Báo in

Mỗi năm có gần 1920 ha rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép

16:52, 17/10/2012

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Sở NN&PTNT tỉnh, diện tích rừng bị tàn phá, lấn chiếm từ năm 2008 đến nay đã lên đến con số gần 9.594ha. Tính bình quân mỗi năm có gần 1.920ha rừng bị tàn phá, lấn chiếm.

Nhiều khu rừng ở huyện Ea Súp bị chặt phá không thương tiếc
Nhiều khu rừng ở huyện Ea Súp bị chặt phá không thương tiếc

Xét về đối tượng quản lý: các công ty lâm nghiệp để mất rừng nhiều nhất, hơn 3.491ha; kế đến là các doanh nghiệp trồng cao su, trồng rừng, cải tạo rừng (gần 2.920ha), nhóm hộ, cộng đồng (gần 1.318ha), UBND cấp xã (khoảng 1.124ha) và ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng (740ha). Rừng bị mất chủ yếu do người dân, nhất là dân di cư tự do, khai phá lấy đất sản xuất hoặc chặt phá, mở rộng nương rẫy  nhằm “đón đầu” các dự án chuẩn bị triển khai trên địa bàn nhằm mục đích đòi đền bù.

Hiện Sở NN&PTNT đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục kiểm tra, rà soát diện tích rừng bị phá, lấn chiếm; đồng thời xác định đối tượng phá rừng, thống kê các hộ thiếu đất để có biện pháp xử lý. Trước mắt, đối với diện tích rừng bị phá, yêu cầu chủ rừng và các địa phương xây dựng kế hoạch trồng lại rừng.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.