Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak có 7 nghệ nhân tham gia Hội thảo Quốc tế nghề dệt truyền thống Asean lần thứ 4

10:51, 14/03/2013

Nhằm giới thiệu nét văn hóa độc đáo về nghề dệt truyền thống của người Êđê, M’nông đến cộng đồng các dân tộc trong nước cũng như các nước trong khối Asean, tỉnh Dak Lak đã cử 7 nghệ nhân dệt thổ cẩm tham gia Hội thảo Quốc tế dệt truyền thống Asean lần thứ 4 tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở TP. Thái Nguyên.

Đó là các nghệ nhân: H’Ang Rje, H’Pưt Bjrang, H’Griêng Rje ở buôn R’Cai A, xã Krông Nô (Lak); H’Mlưat Kdoh, H’Kuôt Niê ở buôn Ako Dhong (TP.Buôn Ma Thuột); H’Rê Ya Bdap ở buôn Chuôr, xã Băng A Drênh (Cư Kuin); Y Dhiư Niê ở buôn Pal, xã Ea Yông (Krông Pak); trong đó nghệ nhân trẻ tuổi nhất sinh năm 1987 là H’Rê Ya Bdap.

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc bản địa ở Dak Lak
Dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc bản địa ở Dak Lak

Diễn ra từ ngày 15-3 đến 18-3 tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP Thái Nguyên), Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ 4 có chủ đề “Truyền thống, Đổi mới, Kết nối: Mở ra bước sáng tạo trong nghề dệt truyền thống Đông Nam Á” nhằm phát huy, bảo tồn những giá trị trong nghề dệt truyền thống, đồng thời tìm hướng phát triển cho nghề dệt truyền thống của các cộng đồng trong khu vực Đông Nam Á. Tập trung vào 2 nội dung chính: “Từ làng nghề truyền thống đến công nghiệp nhẹ” và “Bảo tồn, phát huy đồ dệt thêu trong Bảo tàng”, các đại biểu tham dự hội thảo sẽ cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm và những thách thức mà họ phải đối mặt trong khi làm nghề; đồng thời thảo luận để tìm cách đưa làng nghề truyền thống trở thành ngành công nghiệp nhẹ cũng như bảo tồn và phát huy nghệ thuật dệt, may, thêu và nhuộm truyền thống trong khu vực ASEAN...

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.