Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tiềm kiếm cứu nạn 2012, triển khai nhiệm vụ 2013

20:03, 06/04/2013

Sáng 6-4, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tiềm kiếm cứu nạn 2012, triển khai nhiệm vụ 2013 do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương  chủ trì. Tại điểm cầu Dak Lak do Phó Chủ tịch UBND tỉnh  Đinh Văn Khiết chủ trì.

Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Dak Lak
Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Dak Lak

Năm 2012, thiên tai ở nước ta có nhiều diễn biến bất thường, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện sớm và kết thúc muộn hơn so với trung bình nhiều năm, tập trung nhiều ở Nam Bộ. Cụ thể: có 10 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển đông, trong đó có 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam gây thiệt hại nặng về người và tài sản; mùa mưa ở 3 miền đều đến sớm, trên phạm vi cả nước xảy ra 19 đợt mưa lớn diện rộng, tuy nhiên tổng lượng mưa các tháng ở Tây Nguyên và Nam Bộ phân bố không đều cả về không lẫn thời gian dẫn đến tình trạng hạn hán, thiếu nước liên tiếp xảy ra trong các tháng đầu mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng. Trong năm 2012, cả nước cũng đã xảy ra 11 trận động đất cường độ nhẹ; 3-5 đợt giông lốc kèm mưa đá; triều cường xảy ra nhiều đợt và ở mức cao… Đáng chú ý là thiên tai trong  năm 2012  đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm 258 người chết và mất tích; 408 người bị thương; 6.292 nhà bị đổ, trôi; 101.756  nhà bị hư, ngập, tốc mái; 408.383 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 3.240.069 m3 đất đá sạt lở… Ước tính tổng thiệt hại về vật chất khoảng 16.000 tỷ đồng.
Tại Dak Lak, hạn hán ở hai vụ đông xuân và vụ mùa đã gây thiệt hại 35.863 ha lúa và hoa màu với tổng số tiền trên 580 tỷ đồng; thiệt hại do lũ, lụt và lốc tố 105.716 triệu đồng

Năm 2012, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã giành sự ưu tiên cao đối với công tác phòng chống lụt bão thông qua việc chỉ đạo, ban hành chính sách, bố trí kinh phí cho công tác tu bổ, nâng cấp các công trình đê, kè, cống, hồ chứa, di dân tái định cư, tìm kiếm cứu nạn…; sự phối hợp Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, các bộ ngành và địa phương ngày càng được nâng cao; công tác chỉ đạo của các địa phương trước những cơn bão, áp thấp nhiệt đới luôn được thực hiện quyết liệt.

Hội nghị đã xác định 16 nhiệm vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2013 theo phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính”;  tập trung vào một số giải pháp chính như: có phương án bảo đảm an toàn các công trình đê điều, hồ đập; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ; tăng cường trồng mới và tái sinh rừng phòng hộ đầu nguồn; tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền cho cộng đồng chủ động phòng chống thiên tai; từng bước nâng cao năng lực dự báo khí tượng thủy văn đối với những cơn bão, lũ, sạt lở đất đá có những diễn biến phức tạp…

T.N


 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.