Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Pak: khoảng 65% lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm

09:06, 23/04/2013

Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2010 đến nay huyện Krông Pak phối hợp với cơ sở dạy nghề mở 27 lớp  sửa chữa xe ô tô, gắn máy, máy nổ, nghề mây tre đan, chăn nuôi ... cho 880 học viên (chủ yếu là hộ nghèo).

Nhiều nông dân huyện Krông Pak sau khi học nghề đã tự ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Nhiều nông dân huyện Krông Pak sau khi học nghề đã mạnh dạn ứng dụng kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất

Hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở huyện Krông Pak được thực hiện với nhiều hình thức như: dạy tập trung ở các cơ sở dạy nghề, dạy nghề lưu động tại các xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Điều đáng ghi nhận là các cơ sở đã chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu học nghề và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Nhờ đó, khoảng 65% lao động nông thôn của huyện sau khi học nghề đã tìm được việc làm.

Nguyên Hoa








 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.