Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc Giải bóng đá mini phong trào toàn quốc - Cúp Bia Saigon 2013 lần thứ I (Vòng loại khu vực Dak Lak)

10:39, 07/06/2013
Tối 6-6, tại Quảng trường 10-3 (TP. Buôn Ma Thuột) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá mini phong trào toàn quốc - Cúp Bia Saigon 2013 lần thứ I (Vòng loại khu vực Dak Lak).
 
Tham gia vòng loại khu vực Dak Lak có 32 đội bóng đến từ các huyện, thị xã, thanh phố và các sở ngành trong tỉnh. Các đội bóng thi đấu trên sân bóng đá mini 5 người, mặt sân cỏ nhân tạo. 32 đội  bốc thăm ngẫu nhiên chọn cặp đấu loại trực tiếp. 
Một pha bóng trong ngày thi đấu đầu tiên
Một pha bóng trong ngày thi đấu đầu tiên
Ngoài vòng loại khu vực Dak Lak, Giải bóng đá mini phong trào toàn quốc - Cúp Bia Saigon 2013 lần thứ I thu hút hơn 1000 đội bóng phong trào tại 16 tỉnh thành: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội. 2 đội xếp thứ hạng cao nhất tại các vòng loại khu vực sẽ tụ hội về TP.Hồ Chí Minh để tranh chức Vô địch toàn quốc.  
 
Bên cạnh kỷ lục về số đội bóng tham dự, giải đấu còn lập kỷ lục tiền thưởng cao nhất đối với một giải đấu phong trào, với 40 triệu đồng dành cho nhà vô địch từng vòng loại khu vực, 120 triệu đồng dành cho Quán quân vòng Siêu cúp toàn quốc và các giải thưởng khác,  tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 1,5 tỉ đồng. 
 
Nhờ sự đầu tư lớn của nhà tài trợ Bia Saigon, khán giả đến xem Giải bóng đá mini phong trào toàn quốc - Cúp Bia Saigon 2013 được ngồi trên khán đài có ghế ngồi đẹp, sang trọng không thua các giải bóng đá tại châu Âu. Bên cạnh đó, khán giả sẽ có cơ hội thử tài đá bóng của mình thông qua các trò chơi bóng đá mới lạ.
 
Vòng loại khu vực Dak Lak sẽ kết thúc vào ngày 8-6.
 
Giang Nam
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.