Multimedia Đọc Báo in

Núi Phú Sĩ trở thành Di sản Thế giới

16:49, 24/06/2013

Cuộc họp của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO tại Phnom Penh (Campuchia) đã quyết định bổ sung núi Phú Sĩ của Nhật Bản vào danh sách các Di sản Thế giới.

Núi Phú Sĩ nằm trên địa phận hai tỉnh Yamanasi (Yamanashi) và Sidưôca (Shizuoka), là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3.776 m) và là biểu tượng linh thiêng của "đất nước mặt trời mọc". Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, núi Phú Sĩ còn đi vào thi ca, hội họa và có ảnh hưởng đối với hầu hết các lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nhật Bản. Phú Sĩ còn được cho là ngọn núi “nuôi dưỡng văn hóa nghệ thuật Nhật Bản”.

Núi Phú Sĩ. Ảnh: Internet
Núi Phú Sĩ. Ảnh: Internet

Như vậy, cùng với hai di sản di sản thế giới gồm di sản văn hoá Hiraizumi, tỉnh Ioatê (Iwate), và di sản thiên nhiên quần đảo Ô gaxaoara (Ogasawara) được công nhận hồi năm 2011, Nhật Bản tính đến nay đã có tổng cộng 17 di sản thế giới.

Cũng trong cuộc họp này, UNESCO đã đưa thêm ruộng bậc thang của người Hani ở Vân Nam (Trung Quốc) vào danh sách di sản thế giới.

G.N
(Nguồn: Xinhua)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.