Multimedia Đọc Báo in

Toạ đàm khảo sát “Hệ thống chính trị cơ sở các tỉnh khu vực Tây Nguyên: thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay”

20:42, 01/06/2013

Ngày 31-5, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp Trường Chính trị tỉnh tổ chức tọa đàm khảo sát đề tài “Hệ thống chính trị cơ sở các tỉnh khu vực Tây Nguyên: thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay” do Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam làm chủ nhiệm. Đề tài nằm trong chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước.

Đây là đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu Tây Nguyên 3 được Nhà nước giao nhiệm vụ nghiên cứu, xác lập các luận cứ khoa học cho việc đổi mới hệ thống chính trị cơ sở nhằm thực hành dân chủ trong các thiết chế quyền lực, phát huy dân chủ cơ sở,  bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030.

5 nội dung lớn đã được tập trung thảo luận tại buổi toạ đàm, gồm:  Quan niệm về hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên; Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên; Các yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên; Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên; Nhu cầu phát triển bền vững và giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên.

Buổi tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu cũng như các cán bộ đang công tác tại cơ sở ở tỉnh Dak Lak. Chủ nhiệm đề tài, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh đánh giá cao và ghi nhận những ý kiến đóng góp, đồng thời coi đây là nguồn tài liệu hữu ích, góp phần tiếp tục bổ sung trong quá trình hoàn chỉnh đề tài.

Lương Hữu Nam

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.