Multimedia Đọc Báo in

282 đối tượng lâm tặc và đầu nậu ký cam kết chuyển đổi nghề

10:36, 10/07/2013

Theo kết quả điều tra về các đối tượng đầu nậu và phương tiện độ chế sử dụng trong khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn, Dak Lak hiện còn 222 đối tượng lâm tặc và 60 đầu nậu.

Xử lý đối tượng khai thác rừng trái phép tại rừng cộng đồng ở Ea Sol (Ea H'leo) Ảnh minh họa
Xử lý đối tượng khai thác rừng trái phép tại rừng cộng đồng ở xã Ea Sol (Ea H'leo) Ảnh minh họa

Phương tiện độ chế sử dụng vào khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản trái phép là 252 chiếc, trong đó, 25 ô tô, 25 xe độ chế, 112 máy kéo, 11 công nông, 11 thuyền, 10 xe máy, 13 xe đạp thồ, 26 xe súc vật kéo, 19 cưa máy. Theo báo cáo của các địa phương, địa bàn nơi các đối tượng, đầu nậu hoạt động, các đối tượng này đã được chính quyền địa phương phân loại, ký cam kết chuyển đổi nghề, cam kết không sử dụng phương tiện và tham gia vào khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Tuy nhiên, an ninh rừng ở những khu vực này vẫn còn phức tạp, tại các điểm nóng, tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra khi các đối tượng lâm tặc hoạt động ngày một tinh vi, các đơn vị chức năng vẫn thiếu những giải pháp quyết liệt  trong ngăn chặn, xử lý.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.