Multimedia Đọc Báo in

Đã có quy trình cho tái canh cà phê vối

09:37, 26/07/2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới ban hành Quy trình tái canh cà phê vối.

Quy trình này áp dụng cho tái canh vườn cà phê vối có đủ các điều kiện: nằm trong vùng quy hoạch trồng cà phê được cấp có thẩm quyền phê duyệt; vườn cà phê có trên 20 năm tuổi, sinh trưởng kém, năng suất bình quân nhiều năm liền dưới 1,5 tấn nhân/ha, không thể áp dụng biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép chồi cải tạo; vườn cà phê dưới 20 năm tuổi, cây sinh trưởng kém, năng suất bình quân thấp dưới 1,2 tấn nhân/ha liên tục trong 3 năm, không thể áp dụng biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo. Thời gian kiến thiết cơ bản để tái canh cà phê vối là 3 năm (năm trồng mới+2 năm chăm sóc); năng suất bình quân trong giai đoạn kinh doanh đối với đất bazan là trên 3 tấn nhân/ha, đối với các loại đất khác là trên 2 tấn nhân/ha; chu kỳ kinh doanh là 20 năm.

Mô hình cà phê tái canh ở Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi
Mô hình cà phê tái canh ở Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi

Quy trình này cũng quy định chi tiết về kỹ thuật tái canh cà phê vôi với các yêu cầu cụ thể, gồm: điều kiện đất tái canh; chuẩn bị đất trồng; luân canh, cải tạo đất; đào hố, bón lót; chủng loại giống và tiêu chuẩn cây giống; trồng mới; trồng cây đai rừng; cây che bóng và cây trồng xen; chăm sóc; bón phân; tưới nước; tạo hình; phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch.

Để đưa quy trình này vào thực tiễn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị và yêu cầu UBND các tỉnh trồng cà phê chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên hướng dẫn các doanh nghiệp trồng cà phê trên địa bàn tỉnh thực hiện trồng tái canh cà phê vối bảo đảm các điều kiện và quy trình; phổ biến quy trình trồng tái canh cà phê vối cho nông dân, nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ tái canh cà phê vối phù hợp. Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các doanh nghiệp có trồng cà phê, nghiên cứu tổng kết, đánh giá các mô hình tái canh, đề xuất điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy trình cho phù hợp với thực tế sản xuất.

Đàm Thuần

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.